ClockThứ Sáu, 18/12/2020 07:30

Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đột phá cho Phú Lộc?

TTH - Tỷ lệ chưa cao, huyện Phú Lộc quyết tâm tạo đột phá, phấn đấu đến năm 2025, có 90% trường đạt chuẩn quốc gia.

Huy động nhiều nguồn lực để xây dựng trường chuẩn quốc giaNỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc giaTự tin cán đích đạt chuẩn Quốc giaPhú Vang tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia

Không gian giáo dục thân thiện ở Trường tiểu học Nước Ngọt (Phú Lộc)

Đầu tư cho trường lớp

Trong 5 năm 2016 - 2020, huyện Phú Lộc đầu tư xây dựng 29/32 công trình trọng tâm, trọng điểm nhằm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với kinh phí 97,883 tỷ đồng. Huyện còn đầu tư sửa chữa và nâng cấp các trường học không nằm trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo công tác dạy và học. Ngoài nguồn vốn Trung ương, tỉnh, huyện, còn có ngân sách xã, thị trấn, xã hội hóa và Nhân dân đóng góp để đầu tư cho các trường nằm trong lộ trình đạt chuẩn quốc gia hơn 8 tỷ đồng.

Thiết bị dạy học được huyện đầu tư mua sắm theo đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho các trường để đảm bảo cho việc dạy - học và phục vụ công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia bằng nguồn kinh phí của tỉnh, huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo trang cấp và kinh phí tự mua sắm của các trường với tổng kinh phí 28,5 tỷ đồng.

Ngành giáo dục Phú Lộc triển quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp đối với các cấp học, bậc học theo hướng giảm dần điểm trường lẻ để tập trung nâng cao chất lượng và hướng đến đạt chuẩn. Huyện xây dựng đề án sáp nhập các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2025 theo tinh thần Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, trong đó sáp nhập các trường học có quy mô nhỏ để tập trung đầu mối nhằm thuận tiện trong việc quản lý điều hành và góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo

Đến nay, 100% cán bộ quản lý, giáo viên của huyện có trình độ đạt chuẩn; trong đó, trên 68% có trình độ trên chuẩn theo quy định. Huyện đã bố trí tương đối đảm bảo đủ số lượng và chất lượng giáo viên cho các bậc học, cấp học và đã làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn, bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Phòng Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ số lượng nhân viên cho các trường học theo đúng quy định. Các chức danh nhân viên trong trường học đều đảm bảo bố trí đúng chuyên ngành đào tạo.

Năm 2020, Phú Lộc có 100% trường học và các cháu bậc học mầm non được học bán trú. Số lượng huy động trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường hàng năm đạt trên 25% cháu trong độ tuổi nhà trẻ, 80% trong độ tuổi mẫu giáo và trên 99,5% cháu 5 tuổi được huy động ra lớp. Bậc tiểu học huy động học sinh 6 tuổi vào lớp đạt trên 99,5% và huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp cấp tiểu học đạt trên 95%. Kết quả đánh giá mức độ hoàn thành đối với với học sinh tiểu học hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt trên 99,8%. Bậc trung học cơ sở thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. Năm học 2018 - 2019, Phú Lộc đứng thứ 2 toàn đoàn về kết quả thi học sinh giỏi lớp 9 toàn tỉnh.

Số học sinh bỏ học giảm đáng kể, từ 136 học sinh (2016 - 2017) xuống còn 71 học sinh (2019 - 2020); đến nay, huyện giữ vững 17/17 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và phát triển phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 đối với 17/17 xã, thị trấn, phổ cập giáo dục trung học cơ sở cũng được phát triển và giữ vững 17/17 xã đạt mức độ 2, trong đó có 11/17 xã, thị trấn đạt mức độ 3; xóa mù chữ đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 đối với 17/17 xã, thị trấn. Đặc biệt, đã xây dựng và thực hiện tốt cơ chế động viên khen thưởng các giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập. Cũng trong 5 năm qua, huyện phát thưởng cho học sinh giỏi cấp tỉnh và giáo viên bồi dưỡng học sinh có giải cấp tỉnh bằng các nguồn kinh phí xã hội hóa và hội khuyến học hơn 500 triệu đồng.

90% trường học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2025

Tính đến tháng 11/2020, toàn huyện Phú Lộc có 32/67 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 47,8%; trong đó, có 2 trường đạt chuẩn mức độ 2 là Trường mầm non Hưng Lộc và Trường tiểu học Số 1 Lộc Trì. Đây là kết quả còn thấp so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra đến hết năm 2020 có 50/73 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 68,5% (giảm 20,7%).

Ngân sách huyện hạn chế nên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất một số trường theo kế hoạch còn chậm; một số công chức, viên chức trong ngành giáo dục chưa chấp hành tốt chính sách dân số - KHH gia đình; công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ở một số địa phương thực hiện chưa thường xuyên, chưa đồng bộ; một số địa phương còn giao khoán công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho nhà trường mà thiếu sự chỉ đạo, đôn đốc, thiếu quyết liệt trong việc thực hiện. Đó là những nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở Phú Lộc còn thấp.

Theo bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thời gian qua huyện Phú Lộc đã làm tốt việc sáp nhập trường gắn với giảm các điểm trường lẻ. Năm 2014, toàn huyện có 210 điểm trường, đến cuối năm 2020 giảm xuất còn 141 điểm trường, phấn đấu đến năm 2025, xuống còn 115 điểm trường. Việc giảm các điểm trường không chỉ tạo điều kiện cho công tác quản lý mà còn thuận lợi trong thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Để tạo sự đột biến trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, huyện Phú Lộc tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và các nhà trường trong huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị từ nguồn vốn của địa phương và tranh thủ các nguồn vốn khác tập trung đầu tư các công trình như khu hiệu bộ, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị đúng danh mục thiết bị theo quy định và tăng cường mua sắm các thiết bị công nghệ cao để thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Bài, ảnh: Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top