ClockThứ Ba, 29/11/2022 19:23

Xây dựng và triển khai hiện thực hóa các hệ giá trị

TTH.VN - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng ban Chỉ đạo Hội thảo đã khẳng định và kết luận như vậy khi bế mạc Hội thảo quốc gia chiều 29/11 với chủ đề: “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”.

Truyền thống gia đình Huế trong xây dựng giá trị văn hóa gia đình hiện đạiHệ giá trị quốc gia, văn hóa, gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Hội thảo tại điểm cầu Thừa THiên Huế 

Chiều cùng ngày, Hội thảo tiếp tục diễn ra phiên thảo luận thứ hai với nội dung: "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong thời kỳ mới”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tiếp tục chủ trì ở điểm trực tuyến Thừa Thiên Huế.

Hầu hết các tham luận đề cập đến “Một số nhận thức về hệ giá trị văn hoá”; “Giải pháp giữ gìn và phát huy hệ giá trị dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học của nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới”; “Xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, con người thành phố gắn với xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP. mang tên Bác”.

“Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”…

Qua đó, phân tích, làm rõ hơn tính cấp thiết và ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Nhiều giải pháp đặt ra là, cần phải xác định được nội hàm cụ thể của các hệ giá trị; hoàn thiện thể chế chính sách; đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội; nêu cao vai trò đầu tàu gương mẫu của các tầng lớp lãnh đạo, quản lý xã hội, đội ngũ văn nghệ sỹ; phát huy vai trò, sứ mệnh của văn học, nghệ thuật…

Dù có nhiều kiến giải khác nhau, nhưng các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý đều thống nhất, việc xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa là mong muốn, là khát vọng của toàn thể nhân dân; tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa. 

Kết luận hội thảo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định, các đơn vị, địa phương tập trung nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa các hệ giá trị phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng lĩnh vực, từng vùng nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, con người, xây dựng gia đình, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới biểu diễn tiết mục văn nghệ truyền thống 

Cấp ủy và chính quyền các cấp cần lồng ghép thực hiện các hệ giá trị trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của mỗi địa phương, của mỗi lĩnh vực, nhất là gắn kết việc hiện thực hóa các giá trị này với nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố quốc phòng an ninh và đối ngoại.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp nghiên cứu, tham mưu trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương về những vấn đề nghiên cứu, xây dựng và triển khai hiện thực hóa các hệ giá trị đã được đề cập tại hội thảo.

Tin, ảnh: PHONG ANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế

Đó là chỉ đạo của Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa khi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 13/11 về quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, giải phóng mặt bằng khu vực Kinh thành Huế.

Khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế
“Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời đại mới”

Đó là chủ đề của hội thảo quốc gia được Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Trường đại học Khoa học, Đại học Huế đồng tổ chức trong sáng 15/7.

“Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời đại mới”

TIN MỚI

Return to top