ClockThứ Sáu, 03/06/2016 05:41

Xây trường rồi để hoang

TTH - Một cơ sở trường học được xây dựng khang trang từ cuối năm 2010 ở thôn Phước Trạch, xã Lộc An (Phú Lộc) đến nay vẫn để không cho... trâu bò trú ẩn.

Cơ sở trường học ở thôn Phước Trạch (Lộc An) lâu nay không một bóng người

Tại thôn Phước Trạch, Lộc An, giữa một vùng quê nghèo hiện diện một cơ sở trường học, gồm 3 phòng sơn màu vàng cam nằm trống trơ, không một bóng người. Xung quanh là khoảng sân rộng được người dân “mượn tạm” làm nơi neo trú trâu bò. Bên trong là những đống bàn ghế, giường, chiếu hư hỏng nằm bừa bãi.

Cơ sở trường học này được xây dựng từ tháng 11/2009, bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em vùng khó khăn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Tháng 1/2010, công trình hoàn thành, nhưng từ đó đến nay chưa thấy bóng dáng học sinh. Em Lê Văn Duy, học sinh lớp 6 Trường THCS Lộc An, sống ở thôn Phước Trạch cho biết: “Em thấy trường này bỏ hoang từ ngày xây xong”. Bà Hoàng Thị Chua ở khu vực này nói: “Không hiểu người ta tính sao mà dựng trường ở đây rồi vứt hẳn luôn. Ai qua lại đây cũng tiếc rẻ”.

Trò chuyện với những người lớn tuổi ở địa phương về tình trạng cơ sở trường học Phước Trạch bỏ phế, có ý kiến cho rằng, đó là một sự lãng phí về tiền của Nhà nước. Mục đích xây dựng cơ sở trường học này là hỗ trợ cho học sinh tiểu học vùng khó. Nhưng thực sự học sinh ở đây không nhiều, chỉ đếm trên đầu ngón tay và chưa hẳn là thiếu trường lớp để học. Tiếc rằng, khi xây trường, chủ đầu tư không tham khảo ý kiến người dân về điều kiện địa hình, địa lý và nhu cầu học sinh ở địa phương nên công trình ra đời không phát huy tác dụng.

Ông  Hồ Đắc Sự, Chủ tịch UBND xã Lộc An thẳng thắn, đây là chuyện của những người tiền nhiệm. Ông Sự diễn giải, trước đây thôn Phước Trạch là địa bàn “ba không”: Không điện, không đường và không trường học. Do vậy, được dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em vùng khó đầu tư ở Phước Trạch là giúp cho con em địa phương có điểm trường học thuận lợi trong điều kiện đường giao thông đi lại thời điểm ấy còn cách trở. Vậy nhưng, khi cơ sở trường học thôn Phước Trạch xây hoàn thiện, nhu cầu học sinh vào không nhiều, do tâm lý các em học đâu quen đó. Hơn nữa, đường sá gần đây thuận lợi nên hầu hết phụ huynh đều đưa con em đến học ở  Trường tiểu học Tiến Lực, xã Lộc An, cách cơ sở này không xa. Cảnh hoang vắng tại cơ sở trường học thôn Phước Trạch là điều dễ hiểu.

Theo ông Sự, xã Lộc An đang nghiên cứu giải pháp để chuyển đổi mục đích sử dụng cơ sở trường học ở thôn Phước Trạch. Dự kiến sẽ đưa cơ sở này trở thành nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, hoặc chuyển giao cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Bài, ảnh: Khánh Quan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dân vũ cần được phát huy trong trường học

Dân vũ là một hoạt động tập thể lành mạnh, mang tính văn hóa sâu sắc. Đây là loại hình nghệ thuật có sự lan tỏa rộng và kết nối nhanh, rất thích hợp với phong trào thanh niên trường học.

Dân vũ cần được phát huy trong trường học
Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học

Chiều 18/1, tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình ngoại khóa tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Tuyên truyền về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, pháo trong trường học
Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học

Từ ngày 17 đến 19/1, tại tỉnh Sơn La, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn, hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với hơn 350 điểm cầu trên toàn quốc. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại hội trường Sở GD&ĐT.

Hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội trường học
Return to top