ClockThứ Tư, 19/01/2022 16:08

Xem xét “nới lỏng phù hợp”

Phòng, chống dịch linh hoạt, an toàn, nơi nào cũng quán triệt điều này nhưng không phải thực hành trong thực tế là như nhau. Tình trạng áp dụng các mệnh lệnh hành chính gây ra những khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân cũng như làm ăn kinh tế là điều chúng ta có thể thấy ở nhiều nơi. Ví dụ có nơi khóa trái cửa của gia đình người bị F0; hạn chế người đến từ vùng dịch trong một không gian hành chính rất rộng (ví dụ như huyện, thậm chí là tỉnh); khuyên người dân hạn chế về quê đón tết, hoặc quy định cách ly chứ không cần biết họ tiêm đủ vắc-xin, đã xét nghiệm âm tính hay chưa…

Nhìn lại cách phòng, chống dịch COVID-19 của Thừa Thiên Huế, có thể nói chúng ta thấy bám rất sát chủ trương “linh hoạt, an toàn”, tức là tư tưởng “sống chung với COVID-19” thể hiện rất rõ.

Tết gần cận kề, các hoạt động mua bán, kinh doanh đã sôi động hơn… Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã có chỉ đạo vào ngày 17/1. Ông đánh giá: “Đến thời điểm hiện nay tình hình dịch bệnh trên trên địa bàn cơ bản được kiểm soát ổn định, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch như hiện nay, đồng thời sẽ có biện pháp nới lỏng phù hợp để tạo điều kiện cho bà con kinh doanh, buôn bán trong dịp tết”.

Việc chống dịch linh hoạt, an toàn của Thừa Thiên Huế, chúng ta có thể nhìn thấy qua một quá trình bao gồm từ giai đoạn đầu là “Zero COVID” (chủ trương chung của cả nước) chuyển qua thích ứng an toàn, linh hoạt. Từ cách ly tập trung hết tất cả các trường hợp đến cách ly tập trung những trường hợp đặc biệt, rồi đến cách ly tại nhà; từ kiểm soát dịch trên một không gian rộng đến kiểm soát trên một không gian hẹp hơn, tức là nơi nào nguy hiểm thì khoanh vùng cách ly còn lại vẫn cứ hoạt động bình thường. Hiểu một cách nôm na là “không vơ đũa cả nắm”, không phải xã A, phường B có ca bị F0 thì cách ly tất thảy mà giờ cách ly từng vùng trong xóm, từng con đường, đoạn đường trong phố… Tôi còn nhớ có thời điểm, tại chợ Trường An phát hiện một số ca F0. Những ngày sau đó liên tục trên loa truyền thanh của phường thông báo ai đi chợ vào thời gian đó, khu vực đó đến địa điểm quy định của phường để xét nghiệm. Mỗi khi nghe đài truyền thanh thông báo người nghe có cảm giác “nguy hiểm” vì dịch bệnh. Thế nhưng chỉ vài ngày sau, mọi hoạt động ở chợ vẫn diễn ra bình thường. Chính điều này đã tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi. Quan sát các hoạt động kinh tế tại TP. Huế, chúng ta thấy rất ít thời điểm hoạt động kinh tế bị ngưng đọng.

Có thể thấy, trong nhận thức, cả chính quyền và người dân dần thích ứng với tư tưởng sống chung với COVID-19.

Có mấy điều kiện cho sự thích ứng này. Đó là COVID-19 cũng đã diễn ra khá lâu, độ nguy hiểm ngày càng được kiểm soát tốt nên về nhận thức, người dân không còn sợ hãi như trước đây. Tính đến ngày 17/1, toàn tỉnh có 88 ca tử vong nhưng chủ yếu là người già yếu, lão suy, mắc bệnh nền và hầu hết không thể tiêm vắc-xin, tỷ lệ điều trị khỏi cao. Số liệu này cho thấy có vẻ như độc lực của COVID-19 cũng dần suy giảm, sức đề kháng của con người ngày càng mạnh hơn. Không sợ hãi nhưng điều có thể thấy rõ là người dân vẫn có ý thức rất tốt thực hiện 5K.

Điều thứ hai là độ bao phủ vắc-xin. Về cơ bản người dân từ 18 tuổi trở lên đã bao phủ vắc-xin mũi 2 và đang tiến hành với tốc độ nhanh tiêm mũi 3 bổ sung. Cơ sở vật chế của ngành y tế cũng được tăng cường đáng kể, đủ sức để thu dung và điều trị cho bệnh nhân.

Mọi loại hình kinh doanh, dịch vụ, ở một mức độ nào đó đều thiết yếu với đời sống. Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 sáng 17/1, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nói rằng, tỉnh sẽ xem xét để “nới lỏng phù hợp” -  có thể hiểu là sẽ nới lỏng những lĩnh vực mà trước đây được cho rằng “không thiết yếu” - trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc phòng, chống dịch. Tất cả những yếu tố nêu trên, đủ để cho tỉnh thực hiện phòng, chống dịch an toàn, linh hoạt và tiến tới mở cửa hoàn toàn.

Lê Bình An

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp

Ngày 22/3, Hội Nông dân (HND) Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, quyết định của Chính phủ liên quan về công tác hội và phong trào nông dân trong giai đoạn mới.

Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”

Khi đề cập đến những nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, trong phần thứ ba của bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trong mọi công việc của Ðảng và Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Quán triệt sâu sắc quan điểm “dân là gốc”
Return to top