Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”
TTH - Tại Phiên họp về các vấn đề nhân đạo của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) diễn ra gần đây, các quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, hợp tác toàn cầu là rất quan trọng để đương đầu với những đau khổ gia tăng do xung đột, khí hậu, nạn đói, chi phí sinh hoạt tăng cao và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Bảo vệ người dân trước các "siêu khủng hoảng" là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+
Nhân sự kiện này, Chủ tịch ECOSOC Collen Vixen Kelapile nhắc lại, thế giới đang chứng kiến số lượng các cuộc xung đột bao lực nhiều nhất kể từ năm 1945. Đồng thời, coi thường luật nhân đạo quốc tế vẫn là mối lo ngại đáng kể.
Vì vậy, Chủ tịch Collen Vixen Kelapile kêu gọi mọi người rút kinh nghiệm từ đại dịch để điều chỉnh hành động, chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ông cũng kêu gọi tăng cường trách nhiệm giải trình và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.
Về phần mình, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ủng hộ một hệ thống nhân đạo tập trung vào nhu cầu của con người. Ông kêu gọi tăng cường các giải pháp bền vững và hỗ trợ tài chính, hỗ trợ phục hồi sau đại dịch ở mọi quốc gia và bảo vệ tương lai bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Cựu Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc Abdulla Shahid tuyên bố với những đại biểu tham gia phiên họp rằng, tăng cường hỗ trợ nhân đạo phải đồng nghĩa với ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Cứu trợ và hỗ trợ nhân đạo phải được đặt lên hàng đầu trong các trường hợp khẩn cấp về khí hậu. Các nước cần đa dạng hóa hỗ trợ nhân đạo, theo cách thức mà sẽ cung cấp chuyên môn và kỹ năng cho các cộng đồng địa phương.
Với sự hỗ trợ và cam kết liên tục của các quốc gia, chúng ta không chỉ có thể tăng cường hỗ trợ nhân đạo, mà còn bảo vệ cuộc sống của rất nhiều nhân viên nhân đạo đã làm việc quên mình cho nhiệm vụ cao cả này.
Trong một thông tin có liên quan, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cảnh báo, “các siêu khủng hoảng toàn cầu” hiện đang phát triển với tốc độ và quy mô đáng lo ngại, đe dọa phá hủy những tiến bộ đã giành được một cách khó khăn về phát triển, quản trị và bảo vệ xã hội.
Hơn 300 triệu người trên khắp hành tinh cần hỗ trợ nhân đạo, con số cao hơn bao giờ hết, trong khi số người phải di dời và tị nạn đã cán mốc 100 triệu người, một “dấu mốc lịch sử” khác.
Nhìn chung, điều kiện tiên quyết để giải quyết và vượt lên những thách thức hiện có là tất cả các bên đều tham gia, cùng nhau hành động, “không phải ai theo ai”. Như vậy, thế giới mới đảm bảo hòa bình, ổn định, cuộc sống chất lượng và thịnh vượng cho toàn bộ người dân.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Khmer Times)
- Trung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19 (07/08)
- Thái Lan có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới (07/08)
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á (07/08)
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2 (07/08)
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas (07/08)
- Tiềm tàng rủi ro trong sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi du lịch (06/08)
- Bảo tàng Bom nguyên tử ở Nhật Bản: Lời cảnh tỉnh từ Nagasaki (06/08)
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á (06/08)
-
Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2
- Mỹ phát hiện virus bệnh bại liệt trong nước thải ở thành phố New York
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
- Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn
- Những “gã khổng lồ” mới nổi đang phát triển mạnh
- Mỹ - Nhật khởi động đối thoại kinh tế, hợp tác về chất bán dẫn
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Các nước đang hành động không đủ để chống dịch đậu mùa khỉ
-
Mô hình làm việc 4 ngày/tuần thay đổi tích cực cuộc sống người lao động
- Để chống nạn đói, cần cải cách hệ thống lương thực toàn cầu
- Tuyên bố về Biển Đông là cách tốt nhất hướng đến hòa bình và an ninh trên vùng biển
- Ra mắt sáng kiến giúp các thành phố châu Á đạt mục tiêu về khí hậu
- Hội nghị AMM-55 có thể đối diện với nhiều khó khăn
- Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân JCPOA
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á
- ASEAN kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine