ClockThứ Năm, 15/07/2021 07:00

Xét tuyển nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ trực tuyến

TTH - Trước tình hình dịch COVID-19, việc xét tuyển nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ theo hình thức trực tuyến không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người học mà còn tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị đào tạo, khi nhiều thí sinh không thể về Huế để dự tuyển tập trung.

Lần đầu tiên, Trường đại học Sư phạm tổ chức lễ tốt nghiệp trực tuyếnCó phương án giám sát thi, bảo vệ khóa luận trực tuyếnKiểm tra học kỳ trực tuyến: Liệu có đảm bảo khách quan?

Hiện nay, ĐH Huế đã áp dụng bảo vệ luận văn theo hình thức trực tuyến

Có thể xét tuyển online

Đầu tháng 7/2021, Đại học (ĐH) Huế vừa ban hành hướng dẫn tạm thời xét tuyển nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ theo hình thức trực tuyến. Đáng chú ý, đối tượng xét tuyển theo hình thức trực tuyến là cá nhân đang sống và làm việc tại các vùng dịch theo thông báo hiện hành của Bộ Y tế, không thể đến dự tuyển tập trung tại ĐH Huế.

Hình thức xét tuyển trực tuyến cũng là nhu cầu của nhiều người học giai đoạn hiện nay, khi tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Theo Nguyễn Ngọc Thường, cựu sinh viên ĐH Huế (sống tại Bình Định), học sau ĐH, làm nghiên cứu sinh là nhu cầu chính đáng của nhiều người. Tuy nhiên, nếu phải đến dự tuyển tập trung giai đoạn dịch bệnh cũng có rất nhiều khó khăn, người học một số tỉnh, thành không chỉ phải tuân thủ quy định cách ly tập trung 21 ngày mà việc di chuyển cũng để lại nhiều nỗi lo.

Theo TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế, việc áp dụng xét tuyển trực tuyến vẫn đảm bảo chất lượng đầu vào, nhờ các quy định khá nghiêm ngặt. Ngoài việc thí sinh và đơn vị đào tạo chuẩn bị khâu hồ sơ, thủ tục; ĐH Huế và ứng viên trang bị kỹ hệ thống kỹ thuật phục vụ tốt xét tuyển trực tuyến, thì các phần mềm trực tuyến phải được lựa chọn theo khuyến cáo trong công văn liên quan của Cục An toàn Thông tin – Bộ Thông tin và Truyền thông. Trình tự buổi xét tuyển trực tuyến cũng được quy định rõ. Ngoài khâu kiểm tra kỹ thuật kết nối của ĐH Huế và ứng viên thì trưởng tiểu ban điều hành buổi xét tuyển chính thức phải kiểm tra việc kết nối giữa ứng viên và tiểu ban chuyên môn đảm bảo thông tin thông suốt. “Diễn biến của buổi xét tuyển trực tuyến được ĐH Huế ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ kèm theo hồ sơ của người học. Các biên bản buổi xét tuyển trực tuyến do thư ký tiểu ban chuyên môn chịu trách nhiệm ghi chép và công khai ngay trong buổi xét tuyển”, TS. Nguyễn Công Hào cho biết.

PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học cho rằng, xét tuyển nghiên cứu sinh và dự bị tiến sĩ theo hình thức trực tuyến hiện nay là cần thiết. Đồng thời, có thể áp dụng song song cùng hình thức xét trực tiếp với những thí sinh không đến từ vùng dịch. Hai hình thức đều đảm bảo được tính công bằng, thí sinh đều phải trình bày đề cương nghiên cứu và quy trình liên quan theo quy định, chỉ khác là gặp trực tiếp hội đồng hay trình bày qua nền tảng kết nối trực tuyến. “Vừa qua, ĐH Huế và các trường đã áp dụng hiệu quả việc bảo vệ luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ theo hình thức trực tuyến. Vấn đề đầu ra còn khó hơn xét tuyển đầu vào. Trên cơ sở kinh nghiệm đã làm, có thể áp dụng để xét tuyển trực tuyến”, PGS.TS. Trần Ngọc Tuyền đánh giá.

Tháo gỡ “điểm nghẽn”

TS. Nguyễn Văn Huy, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế cho rằng, các đơn vị đào tạo của ĐH Huế thu hút nhiều người học từ khắp các địa phương trong cả nước. Dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn. Nếu vẫn chỉ áp dụng hình thức xét tuyển trực tiếp, sẽ khó khăn cho cả người học và kế hoạch tuyển sinh các đơn vị đào tạo.

Ngày 28/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 18 (Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT) về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ 15/8/2021 và thay thế Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài lưu ý đến những thay đổi đầu vào, đầu ra theo quy định của bộ thì trong điều kiện dịch bệnh, các đơn vị đào tạo cũng cần linh hoạt giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tuyển sinh.

Lãnh đạo các trường cho rằng, hình thức bảo vệ luận án online tháo gỡ được “điểm nghẽn” đầu ra, cũng đồng thời mở ra cơ hội để tháo gỡ khó khăn đầu vào trong bối cảnh dịch bằng hình thức xét tuyển trực tuyến. Quan trọng là đã có các quy định, hướng dẫn, cần vận dụng hiệu quả và triển khai tại đơn vị bằng các giải pháp đảm bảo được điều kiện kỹ thuật và tính khách quan, trung thực.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan

Ngày 29/3, Thanh tra (TT) Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra (TT) và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT. Tại Thừa Thiên Huế, Chánh TT tỉnh Lương Bảo Toàn cùng gần 100 cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan TT tham dự.

Hội nghị trực tuyến triển khai Luật Thanh tra và các văn bản liên quan
Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ Đảm bảo công bằng cho thí sinh

TIN MỚI

Return to top