ClockThứ Hai, 13/05/2019 14:28

Xét tuyển theo học bạ: Thí sinh còn băn khoăn

TTH - Mặc dù Đại học (ĐH) Huế và các cơ sở đào tạo thông tin và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH năm 2019 theo phương thức học bạ sớm, song đến nay vẫn còn nhiều thí sinh chần chừ khi nộp hồ sơ.

Cả nước có hơn 279.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển vào đại học năm 2019Học giỏi để không lo “học tài, thi phận”

Cán bộ Trường ĐH Sư phạm tư vấn tuyển sinh cho thí sinh năm 2019

Hồ sơ chưa nhiều

Tính đến hết đợt 1 (ngày 6/5), ĐH Huế mới chỉ tiếp nhận 798 nguyện vọng/563 hồ sơ nộp đăng ký xét tuyển (ĐHXT) theo phương thức học bạ, trong đó một số ngành như triết học, kỹ thuật sinh học, vật lý học (Trường ĐH Khoa học) mới chỉ đạt 10% hay công nghệ chế biến lâm sản (Trường ĐH Nông lâm) đạt 20%... Với hơn 1.100 chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức xét học bạ và còn khả năng nguyện vọng ảo, con số trên chắc chắn buộc ĐH Huế và các trường thành viên, khoa trực thuộc phải thông báo tuyển đợt tiếp theo.

Điều kiện xét tuyển thay đổi để thuận lợi cho thí sinh làm hồ sơ. Trong khi mọi năm, điều kiện xét tuyển dựa vào kết quả học tập toàn lớp 12 và phải đợi thí sinh thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, tốt nghiệp xong mới xét tuyển thì phương thức xét tuyển học bạ năm nay chỉ lấy kết quả năm học lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 nên thời gian xét tuyển học bạ sớm hơn (đợt 1 bắt đầu từ 4/3 - 6/5), nhưng thí sinh vẫn còn băn khoăn.

Nguyễn Văn Tân, thí sinh dự định thi vào Trường ĐH Khoa học, chia sẻ: “Em lo ngại trong trường hợp vẫn thi đậu ĐH, lỡ đăng ký xét tuyển học bạ thì có được lựa chọn lại cơ hội dựa trên kết quả thi không. Hoặc, thời điểm điều chỉnh nguyện vọng, em có được thay đổi như các thí sinh khác”.

Theo đại diện Ban Tư vấn quảng bá tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều thí sinh đang còn băn khoăn, một số trường hợp chưa biết thông tin xét tuyển học bạ, những trường nào sử dụng phương thức này để xét tuyển, có thí sinh nhầm lẫn phương thức xét học bạ chỉ có trường ngoài công lập. “Giai đoạn vừa qua, thí sinh tập trung cho việc đăng ký dự thi THPT Quốc gia (ngày 1 - 20/4), đồng thời tại các trường cũng chuẩn bị cho quá trình ôn tập, thi học kỳ và ôn thi THPT Quốc gia. Một trong những nguyên nhân nữa là do thói quen suy nghĩ của thí sinh đợi thi xong mới nộp hồ sơ xét tuyển học bạ”, cán bộ phụ trách công tác tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm nêu lý do.

Tiếp tục nhận hồ sơ đợt mới

Theo đại diện ĐH Huế, việc tiến hành nhận hồ sơ ĐKXT học bạ sớm để tiện cho thí sinh về nhiều mặt. Khi thí sinh đáp ứng được điều kiện quy định, kết thúc đợt xét tuyển, ĐH Huế và các cơ sở đào tạo sẽ công bố kết quả (đủ điều kiện đậu nếu đậu thêm tốt nghiệp) thông qua website, gửi thư hoặc nhắn tin điện thoại, email để thí sinh biết và chỉ cần yên tâm thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT. Việc tiến hành xét tuyển sớm tạo ra sự chủ động cho cơ sở giáo dục nhưng không ràng buộc lớn đối với thí sinh bởi họ vẫn chưa phải nộp hồ sơ gốc, sau khi kỳ thi diễn ra, thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế cho biết, sau đợt 1, ĐH Huế và các trường tiếp tục mở đợt tiếp nhận hồ sơ ĐKXT mới. Dự kiến, sẽ có 2 đợt vào giai đoạn trước khi thí sinh thi THPT Quốc gia và sau kỳ thi. Trong thời gian này, ĐH Huế và các đơn vị tiếp tục quảng bá tuyển sinh thông qua hình thức trực tuyến, mạng xã hội. Trong đợt thi THPT Quốc gia, thông qua đội ngũ sinh viên tình nguyện, các trường sẽ giới thiệu thông tin tuyển sinh, phương thức xét học bạ để thí sinh có thể nộp trong đợt xét tuyển tiếp theo.

Sắp tới, trong ngày hội việc làm ở một số trường, các đơn vị lồng ghép mời lãnh đạo, giáo viên và học sinh các trường về tìm hiểu cơ hội việc làm, qua đó tạo sức thuyết phục hơn khi các em đưa ra quyết định nộp hồ sơ.

Năm nay, nhiều trường đưa vào xét tuyển kết quả học bạ, trong đó có thêm Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Luật, Khoa Giáo dục Thể chất, một số ngành sư phạm và cả 2 ngành của Khoa Quốc tế mới thành lập (năm ngoái chỉ có Trường ĐH Nông lâm và Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị).

Các cơ sở giáo dục sử dụng kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở cấp THPT của năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) mỗi môn học của năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12. Tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải từ 18 điểm trở lên.

Tại Khoa Quốc tế, có thêm điều kiện tiếng Anh là thí sinh có chứng chỉ tương đương B2 theo khung tham chiếu châu Âu; thí sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh có thể đăng ký tham gia bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào tại Khoa Quốc tế. Thí sinh có bằng tốt nghiệp THPT ở nước ngoài và học sinh học ở các trường quốc tế tại Việt Nam thì hồ sơ sẽ được gửi sang trường đối tác để xét miễn yêu cầu đầu vào tiếng Anh.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh

Điểm nổi bật trong tuyển sinh năm 2024 của Đại học Huế là các trường thành viên, khoa trực thuộc mở rộng sử dụng phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả đánh giá năng lực (ĐGNL), do Đại học Huế phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Thừa Thiên Huế.

Thêm phương thức tuyển sinh, thêm cơ hội cho thí sinh
Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ: Đảm bảo công bằng cho thí sinh

Bước sang mùa tuyển sinh năm 2024, các trường đại học tốp đầu trên cả nước có xu hướng giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ, thậm chí một số trường đã bỏ phương án này trong Đề án tuyển sinh. Nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ sự đồng tình với quyết định này, nhằm đảm bảo sự công bằng và chất lượng trong xét tuyển.

Giảm dần chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng học bạ Đảm bảo công bằng cho thí sinh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top