ClockThứ Tư, 02/10/2019 08:44

Xin được nhắc lại điều này

TTH - Xây dựng hạ tầng công cộng là trách nhiệm của Nhà nước. Thực ra là tiền của xã hội. Nhà nước thu thuế, lấy thuế để chi nuôi bộ máy và đầu tư phát triển. Thuế là từ doanh nghiệp và người dân đóng, cũng có một phần thu từ khai thác tài nguyên quốc gia.

Hướng đến hạ tầng đồng bộ, hiện đạiThành công từ sự đồng thuận

Có nhiều nước, đặc biệt là các nước Bắc Âu, người dân đóng thuế thu nhập cá nhân rất cao. Thế nhưng ai cũng tự nguyện đóng, chả ai trốn thuế bao giờ. Vì khi đóng thuế xong, người dân không lo gì nữa. Hạ tầng Nhà nước lo hoàn toàn. Mạng lưới an sinh xã hội phủ kín để chăm lo cho những nhu cầu cơ bản thiết yếu của người dân.

Việt Nam chúng ta cũng vậy thôi, Nhà nước chăm lo xây dựng hạ tầng cho người dân. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn lực chưa lớn mạnh nên nhiều lĩnh vực đã huy động sức dân. Nói một cách khác là người dân cùng chung tay đóng góp, trong đó có xây dựng hạ tầng, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Nói thẳng ra là người dân đóng góp (có thể bằng tiền hoặc bằng ngày công, bằng một vật chất cụ thể như hiến tặng đất, tự nguyện chặt vài cái cây…) làm cái này, cái kia, xây dựng cái nọ. Chúng ta thường hay nghe cụm từ "xã hội hóa” là vậy. Đây là một chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm tăng nguồn lực.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào cũng diễn ra đúng với ý định tốt đẹp. Có không ít địa phương đã huy động sức dân quá mức. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nêu điều này. “Một số nơi chưa quan tâm đến tổ chức sản xuất của nông dân, anh làm cái gì để đời sống người dân có thể tốt hơn qua xây dựng nông thôn mới chứ không phải là hạ tầng nhiều hơn. Hạ tầng thì cần thiết rồi, đủ tiêu chí rồi nhưng người dân, bà con vẫn khó khăn…”

Ở tỉnh ta, chưa ai phàn nàn về việc huy động sức dân quá mức. Song vừa rồi đọc một con số cũng gợi lên chút băn khoăn. Trong vòng 10 năm, ở một huyện (xin không nêu tên cụ thể) đời sống người dân còn khó khăn, thu nhập bình quân chưa được 20 triệu đồng/đầu người/năm, nhưng số liệu thống kê cho thấy, tổng nguồn lực đầu tư trong mười năm hơn 1.200 tỷ đồng thì trong đó “cộng đồng và người dân đã đóng góp hơn 310 tỷ đồng. Nếu tính ra tỷ lệ người dân đóng góp, thì không thể nói là không cao được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý “không được huy động sức dân quá mức”, cách đây 3 năm, là hàm ý nhắc nhở với chính quyền cơ sở không được đi quá với ý nghĩa tích cực của cụm từ “xã hội hóa”. Trên phạm vi toàn quốc, đã có lúc nợ đọng vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới lên đến 15.000 tỷ đồng. Sau khi chấn chỉnh, làm ráo riết, đến đầu năm 2019 vẫn còn nợ đến hơn 650 tỷ đồng. Ở tỉnh ta, đã có lúc nợ đọng đến hơn 80 tỷ đồng.

“Hạ tầng là cần thiết rồi, nhưng đời sống của người dân vẫn còn khó khăn” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tức là, mục tiêu chính là quan tâm đến đời sống người dân, nâng cao đời sống người dân. Mà muốn nâng cao thì tạo điều kiện cho người dân về sinh kế. Nói một cách rộng hơn là phát triển kinh tế. Mang cái bụng đói đi trên một con đường phẳng lì, có lẽ là không sướng. Và có lẽ, chẳng ai mang cái bụng đói mà đi tới nhà văn hóa cả. Cho nên làm gì thì làm, phải hài hòa các mục tiêu. Mà mục tiêu dân giàu phải là ưu tiên số một.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Góp phần xây dựng cổng trường an toàn

Hình ảnh nhiều phụ nữ, đoàn viên thanh niên, cựu chiến binh tổ chức kẻ vẽ nơi đậu xe cho phụ huynh trước các cổng trường được nhiều người tấm tắc khen. Dù chỉ là những việc làm nhỏ, nhưng góp phần làm cho cổng trường thực sự là nơi an toàn đối với học sinh.

Góp phần xây dựng cổng trường an toàn
Return to top