ClockThứ Năm, 02/07/2020 20:26

Xin hãy giúp cha con anh Chuân

TTH.VN - Trong căn lều bốn bề phên dậu, mái tôn… chừng 20m2 nằm trên cát trắng, ẩn sau thôn Quán Hòa (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) cái nóng như nhân lên gấp bội. Ở đây có một người mẹ bị bệnh nặng và 3 đứa trẻ rất đáng thương.

 Hoàn cảnh đáng thương của gia đình anh Chuân

Đó là tình cảnh của gia đình anh Lê Văn Chuân (39 tuổi), chị Nguyễn Thị Thủy (36 tuổi). Hơn chục năm nay, như mọi gia đình vùng sông nước Tam Giang, cuộc sống của anh chị cứ bình yên trôi theo con nước. Anh chị có 3 người con, cháu đầu Lê Thị Liễu đang học lớp 10, cháu thứ nhì Lê Thị Thương đang học lớp 6 và cháu út Lê Thị Kim Kiều 5 tuổi, đang học mầm non.

Hàng ngày hai vợ chồng ra phá buông lưới. Thu nhập của họ chập chờn theo con nước, nhưng rồi sức khoẻ của chị Thuỷ có vấn đề, hay mỏi mệt… Cuộc sống gia đình khó khăn khiến chị chần chừ không đi khám, cho đến 4 năm trước, do không chịu nổi cơn đau, chị đi khám và bác sĩ báo chị bị K dạng hạch. Từ đó chị sống ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà, các con tuy còn nhỏ nhưng đứa lớn chăm đứa nhỏ, còn anh theo vợ sống ở bệnh viện nhiều hơn đi làm.

Gia đình nội ngoại đều nghèo nên không giúp được gì nhiều. Để chữa bệnh cho vợ, anh Chuân phải vay mượn nhiều nơi, món nợ giờ đã hơn 90 triệu đồng mà bệnh tình chị Thuỷ không thuyên giảm. Cái khó bó cái khôn, lo nghĩ buồn phiền khiến anh Chuân hay ngơ ngẩn, nhưng cũng không dám nghĩ đến việc chữa trị.

Gần đây, bệnh chị đến giai đoạn quá nặng, tiền thuốc thang quá nhiều mà không còn hy vọng, anh đưa chị về để sống những ngày cuối tại nhà.

Cả nhà tập trung chăm mẹ, vợ trong túp lều chật chội, nóng như nung giữa trời tháng 6. Nhìn những đứa trẻ ngồi quanh chỗ mẹ nằm, chúng tôi không cầm được nước mắt. Bé út còn nhỏ, chỉ tròn mắt khi thấy hai chị sụt sùi khóc sau lưng mẹ...

Những người hàng xóm thấy khách đến nhà cũng chạy qua. Ai cũng thương chị, cám cảnh anh và các con. Không biết khi chị ra đi, ba đứa trẻ phải làm sao khi lớn lên không có vòng tay của mẹ, liệu có được tiếp tục học hành tới nơi tới chốn?

Qua bài viết này, chúng tôi mong các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân giúp đỡ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Lê Văn Chuân, thôn Quán Hoà xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền hoặc anh Cường (em ruột chị Thủy), điện thoại 0974.868.307 hoặc Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0914078282; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ anh Chuân ở Quảng Thành). Chúng tôi sẽ trao tận tay cho gia đình.

Võ Văn Dần - HG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng

Vòng xe chúng tôi lăn bánh từ Nghệ An rồi trở lại Huế, chưa có chuyến đi nào đầy cảm xúc như chuyến đi này. Mỗi gia đình người hiến mô/tạng là một câu chuyện khác nhau, song tựu trung vẫn là cái nhìn vị nhân sinh, sự cho đi nặng trĩu tình người…

Cuối năm, thăm gia đình người hiến tạng
Quý nghề xưa, giữ nếp nhà

Bánh tiến cung tưởng lùi vào dĩ vãng vẫn được gìn giữ theo cách riêng mỗi gia đình. Nhờ vậy, một dòng mạch ngầm ẩm thực âm thầm chảy trong đời sống người Huế, mang theo tình yêu và niềm tự hào một thuở…

Quý nghề xưa, giữ nếp nhà
Return to top