ClockThứ Bảy, 14/01/2017 05:21

Xóa "điểm nóng” nhờ dân vận

TTH - Bằng cách làm linh hoạt, sáng tạo trong công tác dân vận, một số vụ việc, "điểm nóng” ở Hương Thủy đã được giải quyết cơ bản, đáp ứng nguyện vọng người dân.

Kiên trì vận động, thuyết phục

Trước đây, một số người dân chưa hiểu đầy đủ thông tin, mục đích của việc di dời chợ Phú Bài nên có những động thái gây khó khăn cho chính quyền địa phương và các đơn vị, ban, ngành liên quan. Hơn nữa, việc quản lý thời gian sử dụng các lô hàng ở chợ của chính quyền địa phương thời kỳ trước thiếu chặt chẽ, không thống nhất, dẫn đến phát sinh tư tưởng...

Trưởng ban Dân vận Thị ủy Hương Thủy (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm trong giải quyết các điểm nóng

Bà Lê Thị Hòa, Trưởng ban Dân vận Thị ủy Hương Thủy cho biết: “Việc di dời chợ Phú Bài đến địa điểm mới là cần thiết cho sự phát triển chung của thị trấn Phú Bài. Đây cũng là vấn đề bức thiết, đảm bảo an toàn giao thông trên QL 1A và đường sắt. Về chủ trương người dân đồng tình, nhưng làm thế nào để vận động, thuyết phục tiểu thương trong chợ hiểu quyền lợi, trách nhiệm của mình để cùng hợp tác với chính quyền địa phương, các đơn vị, ban, ngành liên quan sớm di dời chợ về điểm mới là vấn đề đặt ra. Tuy khó, nhưng phải quyết tâm thực hiện bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”.

Ban Chỉ đạo giải quyết điểm nóng ở Hương Thủy được thành lập, có nhiệm vụ phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên tập trung nắm chắc thông tin, nắm bắt tình hình tiểu thương; đồng thời, rà soát lại hồ sơ, thủ tục cần thiết để tổ chức đối thoại. Ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thị xã Hương Thủy, Trưởng ban Chỉ đạo giải quyết điểm nóng thị xã xác định: “Việc đối thoại, tháo gỡ khó khăn phải dùng lập luận có lý, có tình để vận động thuyết phục để  người dân hiểu".

Đa số tiểu thương ở chợ Phú Bài là nữ, nên việc thành lập một nhóm chị em làm nòng cốt để tuyên truyền, vận động các chị sớm di dời là điều cần thiết. Chị Nguyễn Thị Ty, một trong những người chủ chốt của nhóm chia sẻ: “Một số tiểu thương có con em làm việc ở phường, số khác là cán bộ về hưu, có chị là đảng viên nên đã gương mẫu đi đầu, tập trung vận động các chị em tiểu thương khác nghiêm túc chấp hành chủ trương chung”. Những việc làm cụ thể và qua đối thoại cởi mở, thẳng thắn, cầu thị của cả hệ thống chính trị ở Hương Thủy đã có tác dụng tích cực. Đa số các hộ kinh doanh buôn bán tại chợ Phú Bài đã bàn giao mặt bằng, di dời sang buôn bán ở chợ mới đẹp hơn, khang trang hơn.

Đặt mình vào vị trí người dân

Thủy Vân những năm gần đây là vùng đất năng động, với nhiều công trình xây dựng mọc lên, bộ mặt nông thôn mới ngày càng khởi sắc. Tuy nhiên, năm 2014, có 97 hộ dân khiếu kiện liên quan đến dự án mở rộng đường, không chịu di dời vào khu tái định cư TĐ1 Thủy Vân, gây xáo trộn tình hình an ninh trật tự. Mấu chốt vấn đề là do việc quản lý đất đai của chính quyền địa phương chưa tốt nên phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Trước đây, HTX và chính quyền Thủy Vân tạo điều kiện cho người dân canh tác gieo mạ, trồng rau màu trên diện tích đất công. Đến khi xây dựng các tuyến đường đô thị ở Thủy Vân, người dân cho rằng đó là đất của họ.

“Ai cũng ủng hộ chủ trương về xây dựng hạ tầng giao thông nhưng phải giải thích, vận động khôn khéo, linh hoạt thì người dân mới đồng tình, nhất trí cao. Người dân không đòi hỏi quyền lợi của mình quá cao, nhiều người sẵn sàng hy sinh quyền lợi vì sự phát triển của quê hương. Với những hộ thiếu đất sản xuất trồng hoa hay rau màu đã được giải quyết. Tuy nhiên, về lâu dài cũng phải chuyển đổi nghề nghiệp ổn định, phù hợp với nhu cầu thực tế. Đến nay, các hộ dân đã ổn định sinh sống tại khu tái định cư”, ông Nguyễn Tất Quả, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thủy Vân phụ trách khối dân vận chia sẻ.

Bà Lê Thị Hòa, Trưởng ban Dân vận Thị ủy Hương Thủy đúc rút.“Vấn đề gì giải quyết được với người dân qua các buổi đối thoại thì tiến hành ngay. Vấn đề gì đã hứa thì phải cố gắng thực hiện. Người làm công tác dân vận cần đặt mình vào vị trí người dân để chia sẻ, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, qua đó, chủ động tham mưu, xử lý linh hoạt, không cứng nhắc. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nắm chắc các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng thực hiện. Mọi hoạt động đều phải hướng về cơ sở chính là những kinh nghiệm rút ra qua giải quyết các "điểm nóng” thời gian qua”.

Đánh giá về những kết quả đạt được trong công tác dân vận ở Hương Thủy, Phó Trưởng ban phụ trách Ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn khẳng định: “Cách giải quyết "điểm nóng” ở Hương Thủy thời gian qua là cách làm hay, là kinh nghiệm thực tế để đội ngũ làm công tác dân vận trong toàn tỉnh tham khảo, học hỏi”.

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV
Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Return to top