Thế giới

Xu hướng chăm sóc sức khỏe từ xa tăng vọt khi dịch bệnh diễn biến phức tạp

ClockThứ Hai, 27/07/2020 16:41
TTH.VN - Dịch vụ y tế quá tải, cộng thêm nhiều biện pháp giãn cách, chính sách mới để chống lại COVID-19 đã và đang thúc đẩy phát triển hoạt động y tế từ xa trên khắp châu Á. Đồng thời, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục phát triển ngay cả sau khi đại dịch đã được kiểm soát.

ASEAN trong hội nhập tiểu vùng sông MekongThe ASEAN Post: Công nghệ y tế từ xa nổi lên trong đại dịchHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEANKhoảng 673 triệu trẻ em nghèo cùng cực do ảnh hưởng của đại dịchCOVID-19 khiến Đức rơi vào suy thoái, nhưng tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể

Xu hướng chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh từ xa phát triển mạnh khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa: Nhân Dân

Những nền kinh tế đa dạng như Hàn Quốc, với ngành công nghệ đẳng cấp thế giới hay Ấn Độ, nổi tiếng với chi phí chăm sóc sức khỏe thấp và nội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, các quốc gia này đang khám phá các khả năng về dịch vụ chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số tại thời điểm mà nhiều bệnh nhân có thể ngại đến các phòng khám vì sợ lây nhiễm COVID-19.

Có thể nói rằng, tiềm năng là rất lớn bởi trường chăm sóc sức khỏe, điều trị từ xa của châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng từ 8,5 tỷ USD trong năm nay lên đến 22,5 tỷ USD vào năm 2025 theo Dự báo về Dữ liệu Thị trường. Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, xu hướng chăm sóc sức khỏe và điều trị từ xa chỉ đang nổi lên mạnh mẽ ở quy mô trong nước, song với sự tiếp nhận ngày một nhiều đối với vấn đề tư vấn từ xa của đội ngũ y, bác sĩ, tiềm năng áp dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo mô hình mới cho các cộng đồng trên khắp châu Á đang được tăng cường.

Một chuyên gia nhận định rằng lợi ích từ chăm sóc sức khỏe và điều trị từ xa đối với bệnh nhân có thể được tăng lên gấp 3 lần, bao gồm cách cận, chi phí và kết quả tốt hơn. Một hệ thống hỗ trợ từ xa có thể phân chia và điều chỉnh chế độ chăm sóc tốt hơn cho người bệnh trong suốt thời gian điều trị, thay vì một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe rời rác như trước đây.

Trong một ví dụ khác, tại Nhật Bản, các câu hỏi về chăm sóc sức khỏe trực tuyến đã chứng kiến mức tăng gấp 15 lần kể từ khi đại dịch bắt đầu. Trong khi đó ở Singapore, số người dùng các dịch vụ chăm sóc này cũng tăng 60% trong tháng 2 và tăng gấp đôi trong tháng 3. Đồng thời, các nền tảng y tế kỹ thuật số ở Indonesia và Australia cũng có mức độ hoạt động tăng vọt. Được biết, xu hướng này đã gia tăng kể từ trước khi dịch COVID-19 bùng phát và nay tiếp tục tăng mạnh khi giãn cách xã hội trở thành các chuẩn mực mới.  

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiểu quy chế, xu hướng ngành học năm 2024

Mặc dù quy chế tuyển sinh 2024 vẫn giữ ổn định nhưng có một số điểm thí sinh cần nắm vững để tăng cơ hội ứng tuyển. Bên cạnh đó, hiểu về xu thế ngành học giúp thí sinh lựa chọn ngành, trường phù hợp.

Hiểu quy chế, xu hướng ngành học năm 2024
Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm

​Chiều tối 4/4, Trung tâm Huyết học Truyền máu, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Ban chỉ đạo Hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh tổ chức chương trình gặp mặt, tôn vinh và củng cố câu lạc bộ Nhóm máu hiếm - Rh âm Huế.

Tôn vinh người hiến nhóm máu hiếm Rh âm
KHỦNG HOẢNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ Y TẾ TOÀN CẦU, WHO:
Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề

Một báo cáo mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 13/3 cho thấy, sự bất bình đẳng giới trong công tác chăm sóc sức khỏe và y tế tác động một cách tiêu cực đến phụ nữ, các hệ thống y tế, cũng như kết quả sức khỏe.

Bất bình đẳng giới là gốc rễ của vấn đề
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top