ClockThứ Bảy, 05/12/2015 15:26

Xử lý nợ xấu: Yêu cầu bất hợp lý của tòa án gây “tắc đường” thu hồi nợ

TTH.VN - VAMC mới xử lý được khoảng 7% tổng nợ xấu bằng cách bán khoản nợ xấu đó hoặc các tài sản thế chấp.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và của Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2015), mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, việc xử lý nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức.

Mới xử lý được khoảng 7% tổng nợ xấu

Ông Sebastian, chuyên gia kinh tế của WB chỉ rõ: Các cơ quan chức năng công bố nợ xấu trong toàn hệ thống đã giảm xuống dưới 3% tổng dư nợ tín dụng. Có được kết quả này một phần là do một lượng lớn nợ xấu đã được chuyển sang VAMC cũng như tổng tín dung đã tăng nhanh trong những tháng gần đây. 

xu ly no xau: yeu cau bat hop ly cua toa an gay "tac duong" thu hoi no hinh 0
Quá trình giải quyết nợ xấu gặp phải một số khó khăn do VAMC không có đủ quyền sở hữu khoản nợ hợp pháp (Ảnh minh họa: KT)

Cho đến tháng 10/2015 VAMC thông báo đã mua tổng cộng 226.000 tỉ VND nợ xấu, tương đương khoảng 10 tỉ USD. VAMC đã dùng trái phiếu của mình để mua các khoản nợ xấu này.

"Qui định mới có hiệu lực từ ngày 15/10/2015 sẽ cho phép áp dụng cơ chế mua bán nợ xấu theo giá thị trường qua đó VAMC sẽ có quyền linh hoạt hơn trong xử lý nợ xấu, ví dụ như VAMC có quyền mua bán trực tiếp. Đây là bước tiến tốt, giúp giải quyết nhanh nợ xấu và giảm thiểu mức độ mất giá"- Tiến sĩ Sebastian, chuyên gia của WB.

Tuy nhiên, theo ông Sebastian, “VAMC mới xử lý được khoảng 7% tổng nợ xấu bằng cách bán khoản nợ xấu đó hoặc các tài sản thế chấp. Quá trình giải quyết nợ xấu gặp phải một số khó khăn do VAMC không có đủ quyền sở hữu hợp pháp đối với khoản nợ xấu đang giải quyết, thiếu khung pháp lý về xử lý mất thanh khoản, chuyển quyền sở hữu tài sản, tịch biên tài sản thế chấp và bảo vệ nhân viên VAMC về trách nhiệm cá nhân đối với việc bán tài sản dưới giá trị sổ sách”.

Những thách thức của quá trình xử lý nợ xấu còn được Báo cáo của Nhóm công tác Ngân hàng (BWG) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2015) chỉ ra với nhiều quan ngại. Theo BWG, các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý các vụ án liên quan đến nợ xấu mà ngân hàng đang cố gắng để thu hồi vốn vay.

Cụ thể là quá trình xử lý phức tạp và mất nhiều thời gian. Bởi trường hợp khách hàng không hợp tác với ngân hàng (trong hầu hết các trường hợp nợ xấu), ngân hàng phải khởi kiện khách hàng ra tòa án và mất từ 1 đến 2 năm để nhận Bản án/Quyết định của tòa. Sau khi nhận được Bản án/Quyết định hòa giải thành, ngân hàng phải nộp đơn yêu cầu thi hành án và phải mất từ 02 đến 03 năm để bán đấu giá xong tài sản đảm bảo. Quá trình xử lý mất nhiều thời gian đã làm tăng chi phí xử lý nợ xấu và giảm giá trị của tài sản đảm bảo, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của quá trình thu hồi nợ.

Yêu cầu bất hợp lý của tòa án cũng gây “tắc”

BWG cũng thẳng thắn chỉ ra các quyết định và yêu cầu bất hợp lý của tòa án và cơ quan thi hành án. Đó là, trong nhiều trường hợp, các quyết định và yêu cầu bất hợp lý của tòa án hay cơ quan thi hành án đã khiến quá trình xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng để thu hồi nợ đi đến chỗ bế tắc. Trong trường hợp khách hàng cá nhân bỏ trốn, tòa án không thụ lý đơn kiện hay ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án do không thể tìm thấy nơi cư trú hiện tại của bị đơn.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn về nước của họ, cơ quan thi hành án yêu cầu thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp thông qua Bộ Ngoại giao để tống đạt các quyết định, văn bản của cơ quan thi hành án đến những người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trong thực tế, theo BWG, thủ tục ủy thác tư pháp mất rất nhiều thời gian, có thể không mang lại kết quả gì và trì hoãn quá trình bán đấu giá tài sản nhiều năm.

Theo đánh giá của BWG, việc xử lý tài sản không thông qua tòa án không khả thi. Vì Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, NHNN cho phép Ngân hàng được quyền thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý thu hồi nợ mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp.

Tuy nhiên, vì không có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan công an và chính quyền địa phương trong việc giúp ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, việc áp dụng Thông tư 16 không khả thi.

Do vậy, BWG kiến nghị: Rút ngắn thời gian xử lý vụ việc của tòa án và cơ quan thi hành án; Trường hợp khách hàng cá nhân hay người đại diện theo pháp luật của khách hàng doanh nghiệp bỏ trốn, tòa án có thể mở phiên tòa xét xử vắng mặt bị đơn và không cần thiết thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp;

Đồng thời, NHNN nên phối hợp với các cơ quan liên quan để ban hành một khung khổ pháp lý chi tiết, rõ ràng quy định sự phối hợp giữa cơ quan công an và các cơ quan liên quan để hỗ trợ tích cực cho Ngân hàng trong việc thu giữ tài sản đảm bảo và xử lý thu hồi nợ mà không cần có sự đồng ý hay hợp tác của bên thế chấp.

Giải quyết được những khó khăn và trở ngại trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng.

Xuân Thân (Theo VOV)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top