ClockThứ Tư, 20/02/2013 08:05

Xử lý rốt ráo nợ đọng xây dựng cơ bản

TTH - Thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) tại các địa phương trong cả nước diễn ra khá phổ biến với mức độ khá nghiêm trọng và gây ra các hậu quả: công trình thi công dở dang, kéo dài, hiệu quả đầu tư kém; chủ đầu tư không có nguồn vốn để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện; nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu nợ lương công nhân, chiếm dụng vốn của nhau, không ít doanh nghiệp giải thể và phá sản; góp phần làm cho nợ xấu của ngân hàng tăng lên... Thực trạng trên đã và đang ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an toàn nợ công và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Gần đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nhận thức đúng tác động bất lợi do nợ đọng XDCB gây ra, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để xử lý, khắc phục và không để phát sinh thêm tình trạng này. Xử lý nợ đọng XDCB là một nội dung quan trọng của tái cơ cấu đầu tư công và lập lại kỷ cương trong đầu tư XDCB; đồng thời, là một trong các giải pháp để ổn định tài chính vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững. Vì vậy, từng địa phương cần kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc để phát sinh nợ đọng XDCB và phải tự cân đối các nguồn vốn để xử lý dứt điểm tình trạng này.

Về công tác đầu tư, XDCB năm 2013, để nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án, công trình sử dụng vốn Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao yêu cầu trong việc xử lý nợ đọng XDCB khối lượng đã thực hiện đến cuối năm 2012, UBND các huyện, thị xã, TP Huế tổ chức rà soát, thống kê, phân loại nợ đọng, xác định cụ thể nguyên nhân khách quan và chủ quan từng khoản nợ các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã, TP Huế cũng như ngân sách xã, phường, thị trấn trực thuộc. Trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng phương án, kế hoạch xử lý nợ đọng XDCB (giai đoạn 2013 - 2015) dứt điểm, công khai, công bằng theo lộ trình và thứ tự ưu tiên hợp lý, bảo đảm đến năm 2015 phải hoàn thành. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, từ năm 2013, UBND các huyện, thị xã, TP Huế phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng XDCB trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và coi đây là chỉ tiêu bắt buộc trong quy trình tổng hợp, bố trí và giao kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách địa phương; bảo đảm hàng năm, trước ngày 20/5, phải xử lý ít nhất 30% khối lượng nợ đọng XDCB. Các địa phương chỉ được bố trí vốn cho các dự án mới sau khi bố trí đủ vốn để xử lý nợ đọng XDCB theo phương án, kế hoạch đã xây dựng.
 
Theo Giám đốc Sở Tài chính Huỳnh Ngọc Sơn, mới đây, đơn vị tổng hợp tình hình nợ đọng XDCB trên địa bàn tỉnh đến 30-9-2012 với tổng giá trị khối lượng XDCB còn nợ 482 tỷ đồng. Trong đó, các dự án ngân sách T.Ư đầu tư gần 47 tỷ đồng; các dự án ngân sách tỉnh đầu tư, gồm cả vốn chương trình mục tiêu quốc gia và hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách T.Ư hơn 308 tỷ đồng; các dự án ngân sách huyện, thị xã, TP Huế đầu tư gần 100 tỷ đồng và các dự án ngân sách xã, phường, thị trấn đầu tư gần 28 tỷ đồng. Đối với phần nợ đọng XDCB của các dự án ngân sách tỉnh, Sở Tài chính đề nghị UBND tỉnh ưu tiên bố trí trong dự toán ngân sách 2013 để thanh toán đủ cho các dự án được phê duyệt quyết toán hoàn thành và thanh toán một phần nợ của các công trình đã và đang lập báo cáo quyết toán nhưng chưa được phê duyệt. Số nợ còn lại, đề nghị UBND tỉnh tiếp tục bố trí trong dự toán ngân sách năm 2014 để thanh toán dứt điểm trước năm 2015 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
 
Ngoài ra, để không phát sinh thêm nợ đọng XDCB mới, từ năm 2013, UBND tỉnh cần nghiêm túc chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực quản lý đầu tư, xây dựng cũng như tuân thủ đúng các quy định về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư XDCB; chủ động áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời để không làm phát sinh nợ đọng XDCB; xác định rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra nợ đọng XDCB. Mặt khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ để khắc phục những tồn tại, bất cập dẫn đến phát sinh nợ đọng XDCB...
Vĩnh Cự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top