ClockChủ Nhật, 28/01/2018 10:38
NGHỆ THUẬT BÀI CHÒI TRỞ THÀNH DI SẢN PHI VẬT THỂ NHÂN LOẠI:

Xuân này khác hẳn những xuân qua

TTH - “Bài chòi – đặc sản tinh thần ngày lễ tết của quê Thuỷ Thanh, không còn đơn giản là văn hoá dân gian mà đã là một phần của di sản nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam, vừa được UNESCO ghi danh”, ông Nguyễn Mậu Hoà, Phó Chủ tịch UBND xã Thuỷ Thanh (thị xã Hương Thủy) tự hào.

Ông Macron kêu gọi công nhận bánh mì Pháp là di sản UNESCOCông tác UNESCO góp phần nâng cao vị thế, sức mạnh mềm của Việt NamUNESCO đánh giá cao đóng góp thiết thực của Việt Nam

Bài chòi, trò chơi không thể thiếu vào ngày Xuân ở Thủy Thanh (Hương Thủy)

Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam là loại hình nghệ thuật đa dạng kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Bài chòi có hai hình thức chính: Chơi bài chòi và trình diễn bài chòi. Bài chòi của Thuỷ Thanh thuộc hình thức đầu tiên, là thú chơi trong những ngày lễ tết nhàn nhã của người dân vùng nông thôn, không coi trọng yếu tố trình diễn sân khấu. Cũng như các vùng miền khác, dù bài chòi được thực hành theo cách nào thì nó vẫn thể hiện được ý nghĩa là một hoạt động văn hoá quan trọng trong cộng đồng làng xã. Việc thực hành di sản nghệ thuật bài chòi thúc cũng được đánh giá cao ở ý nghĩa thúc đẩy sự bình đẳng về giới tính cũng như sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng.

Làng Thanh Thủy Chánh, xã Thuỷ Thanh là nơi duy nhất của Thừa Thiên Huế còn giữ được sinh hoạt mở hội bài chòi bài bản với các ô, chòi trong ngày hội, ngày tết. Người chơi ngồi trong các chòi tre lợp lá. Mỗi hội bài chòi, gồm có 11 chòi, 5 chòi đặt hai bên, 1 chòi ở giữa, còn phía trên là bàn điều khiển. Mỗi hội bài được chia thành 9 ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quân bài. Kết thúc mỗi ván, nếu chòi nào ăn đủ cả ba cặp quân bài trước thì hô “tới” và được tặng cờ, thưởng tiền. “Đi bài” là một người cầm ống tre đựng những quân bài xóc xóc, đi quanh những chiếc chòi và hô bài bằng những câu hát dân ca có từ trùng với tên con bài. Trong chòi, ai đang cầm trên tay con bài vừa rao thì báo hiệu cho “anh hiệu” là người chủ trò biết.

Mệ hô quân bài

Xuân đến tết về, người dân xã Thuỷ Thanh khai hội đón mừng năm mới từ những ngày giữa tháng Chạp. Đường làng ngõ xóm sạch sẽ, việc cấy trồng trong vườn ngoài ruộng tươm tất, cũng là lúc những chòi tre được dựng lên đón hội bài chòi. Để giữ vui, mỗi lần mở hội, chính quyền Thủy Thanh đều có sự hỗ trợ cho ban tổ chức, ít nhất trong khâu dựng chòi. Sự hỗ trợ này cũng là thông điệp để ban tổ chức không vì áp lực tiền bạc mà rút ngắn các ván chơi, bỏ qua cái thú vị của lối hát hò, diễn xướng trong bài chòi là gọi tên mỗi con bài bằng các câu hát. Như nhiều vùng quê thanh bình khác, vào độ 28, 29 tháng Chạp, tết quê Thuỷ Thanh đã chộn rộn lắm. Trong những ngày này, hội bài chòi luôn ken kín người. Người xem chơi, người háo hức đợi chờ đến lượt. Họ chơi không phải vì sự hơn thua mà là để hoài niệm về những ngày xưa cũ.

Tết Mậu Tuất 2018, Thuỷ Thanh có 3 hội bài chòi để phục vụ nhu cầu vui xuân cho người dân và du khách; trong đó, một hội do Hội Người cao tuổi xã phụ trách và một hội do các bạn đoàn viên thanh niên xã tổ chức. Ông Nguyễn Mậu Hoà cho biết, Thuỷ Thanh rất tự hào khi hoạt động bài chòi của địa phương là một phần của Nghệ thuật bài chòi Trung bộ, được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể của thế giới. Sau Tết Mậu Tuất, xã tiếp tục duy trì hoạt động vui chơi và trình diễn bài chòi ít nhất cho đến hết Festival Huế 2018, vào mỗi cuối tuần. "Sắp tới, chúng tôi cũng tiếp tục mời các nghệ nhân bài chòi trong địa phương tập huấn bài bản và cách hát, cách chơi, cách mở trò cho lực lượng đoàn viên thanh niên và các trường học. Đồng thời, kiến nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung bài chòi vào chương trình ngoại khoá của các em học sinh khối tiểu học và trung học cơ sở, tạo sự kế thừa giữa các thế hệ về di sản này", ông Hòa nói.

"Ra đi mạ có dặn rồi/ Khi mô em khóc thì đưa qua bác bôồng (bồng)!" (con Bồng);  "Trách duyên trách số trách phận của mình/ Răng không thành đôi bạn, chao ôi cái số chi mình mà xác xơ!" (con xơ)… ông Trần Duy Chựa, nghệ nhân hát bài chòi của làng Thanh Thuỷ Chánh, ngẫu hứng. Năm nay gần 70 tuổi, nhưng sức khoẻ của ông Chựa vẫn rất tốt. Hỏi chuyện bài chòi, ông phấn khởi bảo, nhiều năm trở lại đây, cứ từ chiều mùng Hai cho đến mùng Năm tết, ông lại lên công viên Thương Bạc (TP. Huế) để hát xướng bài chòi theo chương trình vui Xuân của tỉnh. Mệt thì có mệt, nhưng cũng rất vui vì trò chơi lúc nào cũng hấp dẫn được đông người tham gia và quan trọng nữa, đó là phần việc ý nghĩa mà ông có thể đóng góp để gìn giữ vẻ đẹp của trò chơi dân gian này.

“Không chỉ người già mà có nhiều người trẻ và khách quốc tế cũng rất thích trò chơi này. Nhiều người trong số họ còn muốn được tôi tập cho hát gọi tên các con bài nữa. Hẹn cô Tết này nhé. Chỉ cần có khách muốn hát, tôi luôn sẵn sàng”, ông Chựa cười vui vẻ.

Bài: ĐỒNG VĂN - Ảnh: BÙI VŨ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi

Công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi nhận được sự đồng tình ủng hộ của lực lượng nghệ nhân, cộng đồng nhân dân, sự hưởng ứng tích cực của các trường học trên địa bàn.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Return to top