Thế giới

Xuất hiện tình trạng “mất kết nối” giữa các nước do bất bình đẳng về vaccine

ClockThứ Tư, 19/05/2021 09:02
TTH.VN - Mặc dù số ca nhiễm và tử vong gây nên do COVID-19 tiếp tục giảm trên toàn cầu trong tuần thứ 2 liên tiếp, nhưng Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn cho rằng đang xuất hiện “sự mất kết nối lớn” ngày càng nghiêm trọng giữa một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao – nơi đại dịch đã được kiểm soát phần lớn.

Thái Lan ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 theo ngày ở mức kỷ lụcHàn Quốc thông báo về chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Moon Jae-inVaccine ngừa COVID-19 chuẩn Mỹ sắp được xuất khẩu tháng 6 tớiWEF hủy hội nghị thường niên năm 2021 tại SingaporeCon đường chiến thắng đại dịch còn lâu mới kết thúc

Bất bình đẳng vaccine đang gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại. Ảnh minh họa: Reuters/Người Lao động

Trong khi đó, những đợt nhiễm mới lại tiếp tục đeo bám các quốc gia đang khan hiếm vaccine.

Cụ thể, bên cạnh việc ghi nhận các ca nhiễm mới, ca bệnh nặng phải nhập viện và các trường hợp tử vong tại những nơi lâu nay đang bị đại dịch tàn phá, các biến thể mới, hệ thống y tế mỏng manh, các biện pháp hạn chế công cộng nới lỏng và tình trạng thiếu ô xi, thuốc men và thiếu vaccine gây ra nhiều vấn đề mới cho đại dịch trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, vẫn có giải pháp giải quyết vấn đề này. Đơn cử như khuyến cáo mọi người đảm bảo giữ khoảng cách với người khác, tiếp tục đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Ngay cả khi tỷ lệ lây nhiễm mới đã giảm, phân tích, giải trình bộ gen vẫn là hoạt động rất quan trọng để theo dõi các biến thể và không được nới lỏng quá sớm các biện pháp hạn chế.

Mặc dù WHO đã và đang ứng phó với tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng ở Ấn Độ và các điểm nóng khác, song vẫn phải có thêm kinh phí và phải được triển khai khẩn cấp để duy trì hỗ trợ ở tất cả các quốc gia đang trải qua những đợt dịch mới.

Được biết, tính đến 7h02p ngày 19/5 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 164,8 triệu ca nhiễm COVID-19. Trong đó có gần 3,5 triệu người đã tử vong và hơn 143 triệu trường hợp bệnh nhân đã bình phục.

Ba nước có số ca nhiễm cao nhất vẫn lần lượt là Mỹ với hơn 33,7 triệu ca. Theo sau đó là Ấn Độ với gần 25,5 triệu ca và Brazil hơn 15,7 triệu ca.

Để đối phó với tình hình dịch diễn biến phức tạp mà cụ thể là ngăn chặn sự lây lan của biến thể virus được tìm thấy ở Ấn Độ, chính phủ Nhật Bản ngày 19/5 tuyên bố sẽ áp dụng các quy định về biên giới mới nghiêm ngặt hơn đối với du khách từ Bangladesh, Maldives và Sri Lanka.

Hạn chế sẽ bắt đầu chính thức có hiệu lực từ ngày 21/5 với tuyên bố được đưa ra sau khi ba nước nêu trên chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về số ca nhiễm mới do biến thể của COVID-19.

Nhật Bản cũng sẽ cấm nhập cảnh đối với những du khách nước ngoài đã từng đến Bangladesh và Maldives trong thời điểm hiện tại, trừ khi họ được chấp thuận với những lý do đặc biệt.

Công dân Nhật Bản đã đến 3 nước và công dân nước ngoài có giấy chứng nhận cư trú tại Nhật Bản đến từ Sri Lanka sẽ phải cách ly bắt buộc sau khi hạ cánh đến Nhật Bản trong 6 ngày. Họ sẽ phải xét nghiệm vào ngày thứ 3 và thứ 6 trong chuỗi ngày cách ly.

Với mong muốn nhanh chóng được bảo vệ khỏi sự tấn công của virus SARS-CoV-2, người dân Thái Lan – những người không muốn tiếp tục chờ đợi vaccine COVID-19 được phân phối về cho chính phủ, đã và đang chọn phương án khác để được tiêm chủng tại nước ngoài.

Nhu cầu tiêm chủng ngày càng tăng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trong nước đã làm phát sinh các tour du lịch, trong đó cho phép du khách được tiêm chủng tại nước ngoài để xây dựng khả năng miễn dịch chống lại COVID-19.

Với giá từ 2.300 USD/người, tour trọn gói không chỉ bao gồm hành trình du lịch 10 ngày vòng quanh Los Angeles, San Francisco và Las Vegas của Mỹ mà quan trọng là hoạt động tiêm chủng vaccine COVID-19 một mũi phát triển bởi Johnson&Johnson.

Đối với việc tiêm phòng, lịch hẹn sẽ được xác nhận trước khi khách hàng khởi hành từ Thái Lan.

Trong một thông tin có liên quan, để tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng, chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 50 triệu người trong năm 2021, tương đương với hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những lo ngại rằng mục tiêu này khó có thể đạt được trong khung thời gian đã quy định.

Kể từ tháng 2, khoảng 2,3 triệu người Thái Lan đã được tiêm vaccine. Điều này có nghĩa chính phủ vẫn còn 47,7 triệu người đang chờ để được tiêm trong 226 ngày tới. Tuy nhiên, dữ liệu của Bộ Y tế đưa ra cho thấy tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày thấp hơn so với yêu cầu.

Hơn nữa, Thái Lan đang phải đối mặt với đợt nhiễm nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Riêng ngày 17/5, xứ sở Chùa Vàng báo cáo 9.635 bệnh nhân mới. Hơn 70% ca nhiễm phát hiện trong các nhà tù.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News, Worldmeter, Japan Times & CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Return to top