ClockThứ Sáu, 26/01/2018 14:13

Xuất khẩu lâm sản Việt Nam lần đầu tiên đạt 8 tỷ USD/năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2017 của Việt Nam chạm mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016.

Xuất khẩu 2018: Rau quả hướng tới chục tỷ USDGiá trị xuất khẩu nông lâm sản đạt kỷ lục mới trên 36 tỷ USDNgành nông nghiệp xuất siêu 4 tỷ USD sau 7 thángXuất khẩu nông lâm thủy sản đang bị cạnh tranh gay gắtXuất khẩu nông lâm thủy sản có thể đạt 31 tỷ USD

Ảnh minh họa

Sáng 26/1, tại TPHCM, Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Hiệp hội chế biến lâm sản, chế biến gỗ một số địa phương tổ chức Lễ mừng xuất khẩu lâm sản Việt Nam năm 2017 về đích trước kế hoạch và triển vọng ngành chế biến gỗ giai đoạn 2018-2020.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngành gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu trước 3 năm so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2020.  

Ngành chế biến lâm sản, trong đó chủ yếu là chế biến gỗ và sản phẩm gỗ còn nhiều khó khăn về công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường nhưng các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất và được các cơ quan chức năng hỗ trợ tìm kiếm thị trường để vươn lên chiếm 6% thị phần thế giới. Hiện xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đứng đầu khối ASEAN, đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới.

Với đà phát triển này, ngành đề ra mục tiêu xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt 9 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ chiếm hơn 8,5 tỷ USD. Ngành phấn đấu đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 10 tỷ USD, tiêu thụ nội địa đạt 4 tỷ USD.

"Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tổ chức sản xuất với năng xuất và quản trị tốt hơn. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc là thị trường cạnh tranh lớn nhất và cung cấp lớn nhất về sản phẩm gỗ thị không còn tập trung cho những ngành thâm dụng lao động, trong đó có chế biến gỗ. Đây là điều kiện khách quan đem đến thuận lợi cho thị trường Việt Nam", ông Điền Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Mifaco, Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM khẳng định.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao

Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp tuần hoàn (NNTH), nhiều nông dân các địa phương đã xây dựng mô hình, tổ hợp trang trại chăn nuôi khép kín an toàn sinh học (ATSH), mang lại thu nhập cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao
Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng, với ông Nguyễn Văn Lịch (xã Phong Thu, Phong Điền), mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn còn mang lại hiệu quả kinh tế và là niềm vui lao động khi tuổi đã cao.

Đam mê với nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn
Số hóa trong nông nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) hướng đến phát triển kinh tế số đang được ngành nông nghiệp tỉnh bước đầu triển khai mang lại hiệu quả nhất định, thiết thực.

Số hóa trong nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top