Xuất khẩu nông lâm thủy sản vì sao giảm mạnh?
TTH.VN - Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sụt giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản 11 tháng năm 2015 ước đạt 18,9 tỷ USD, chiếm 12,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2014 (tương đương với giảm 1,56 tỷ USD), trong đó có 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng: Rau quả tăng 24,5%; nhân điều tăng 20,4%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 15,8%; hạt tiêu tăng 3%. Các mặt hàng còn lại đều giảm, trong đó, cà phê giảm mạnh (29,3%).
Như vậy, tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng năm 2015 không cao như kế hoạch đề ra do kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh so với cùng kỳ. Tính chung hai nhóm hàng này, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đã giảm 5,4 tỷ USD, trong khi xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng khoảng 16,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nhận định, trong những tháng cuối năm 2015, xuất khẩu một số mặt hàng nông thủy sản như thủy sản, gạo đã có sự tăng trưởng trở lại, liên tục đạt mức tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước. Tuy không đủ để kéo mức tăng trưởng chung của cả năm nhưng đây là những tín hiệu khả quan thể hiện sự phục hồi.
Trong khi đó, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao (khoảng 16,5%). Một số mặt hàng có kim ngạch lớn và tốc độ tăng trưởng khá gồm điện thoại các loại và linh kiện đạt 28,47 tỷ USD, tăng 29,6%; dệt may đạt 20,65 tỷ USD, tăng 9,1%; máy vi tính, linh kiện điện tử đạt 14,31 tỷ USD, tăng 38%; da giày đạt 10,75 tỷ USD, tăng 16,3%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như đồ gỗ; túi xách, vali, mũ, ô dù; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác vẫn giữ mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung đã đóng góp lớn vào tăng trưởng xuất khẩu chung 11 tháng.
Đánh giá tổng thể diễn biến tình hình xuất nhập khẩu năm 2015, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, nhập siêu được kiểm soát tốt và có xu hướng giảm dần. Trong Quý I, nhập siêu ở mức 2,6 tỷ USD. Nhập siêu Quý II giảm xuống ở mức khoảng 1 tỷ USD và nhập siêu Quý III ở mức 218 triệu USD. Trong 11 tháng năm 2015, nhập siêu được kiểm soát ở mức khoảng 3,78 tỷ USD, bằng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.
“Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong thời gian qua. Cán cân thương mại được duy trì ở mức 3,78 tỷ USD, bằng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nằm trong chỉ tiêu Quốc hội đề ra năm 2015. Dự kiến cả năm 2015, nhập siêu ước khoảng 4 tỷ USD, bằng khoảng 2,4% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội thông qua là 5%”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ rõ./.
Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
- Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững (23/05)
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Bài 1: Âm ỉ sốt đất (23/05)
- Mô hình kinh tế mới hiệu quả của nông dân (23/05)
- Dự án mở rộng đường Hà Nội ảnh hưởng công viên Kim Đồng (23/05)
- Thành phố Huế - Bảo tồn di sản hay Phát triển đô thị? (22/05)
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước (22/05)
- Gian khó vươn khơi (22/05)
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu (22/05)
-
Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướng bền vững
- Thị trường bất động sản: Thực - ảo lẫn lộn - Bài 1: Bài 1: Âm ỉ sốt đất
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu
- Xử phạt chủ lô hàng đồ chơi trẻ em nhập lậu
- Bảo vệ “di sản thiên nhiên”
- Gian khó vươn khơi
- Vietnam Airlines và tỉnh Đồng Tháp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2022 - 2026
- Đồng Lâm hướng đến “sản xuất xanh”, bền vững
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- Chăn nuôi theo hướng an toàn, chất lượng
-
Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
- Thu hồi dự án chậm tiến độ, đảm bảo môi trường đầu tư
- Vì sao nhà đầu tư lựa chọn Meyhomes Capital Phú Quốc?
- Sẵn sàng đón các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đến tìm hiểu, khảo sát, đầu tư
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Xem tin mới nhất hôm nay