ClockThứ Bảy, 15/01/2022 14:25

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Cơ hội nâng cao giá trị, chất lượng

Với việc xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp lớn giàu nguồn lực tài chính và công nghệ, ngành chăn nuôi đã có những bước chuyển rõ nét. Nhiều chuỗi liên kết giá trị đã hình thành, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ một nước phải nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, đến nay, thịt gà, trứng, sữa... của Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, để tận dụng các cơ hội, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam, còn rất nhiều việc phải làm.

Đầu tư công nghệ cao để mở rộng thị trường xuất khẩu thịt gia cầmXuất khẩu thịt lợn hướng đến các thị trường khó tínhPhát triển ngành chăn nuôi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội“Tồn hơn 300.000 tấn, thịt lợn Việt Nam vẫn khó xuất khẩu vì chất lượng”

Các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

Từ những tín hiệu tích cực…

Việc các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Vinamilk, Tập đoàn TH, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam… đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi không chỉ nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, mà còn mở ra cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gia súc, gia cầm ra thị trường thế giới.

Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) Nguyễn Văn Long cho biết, tính từ thời điểm thịt gà chế biến của Việt Nam được phép xuất khẩu (năm 2017) đến nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 9.000 tấn thịt gà chế biến.

Năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 5.000 tấn thịt lợn đông lạnh các loại với giá trị khoảng 20 triệu USD, tăng 19% so với năm 2020. Riêng xuất khẩu mật ong của Việt Nam năm 2021 đã lên tới 53.353 tấn, với trị giá hơn 100 triệu USD, tăng 6% so với năm 2020.

Việt Nam cũng đã xuất khẩu khoảng 2.200 tấn sản phẩm trứng gia cầm sang thị trường Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Myanmar, Lào... Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được 100 tấn sản phẩm thịt tiệt trùng sang thị trường Hàn Quốc với giá trị hơn 600.000 USD.

Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản nhận định, năm 2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đã vượt qua ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tăng trưởng ở mức cao cả về số lượng và kim ngạch. Nhiều mặt hàng chăn nuôi của Việt Nam đã khẳng định được chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và định hình được thương hiệu tại nhiều thị trường trên thế giới.

… đến việc mở rộng thị trường

Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định, nhưng sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của chăn nuôi Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có lĩnh vực chế biến - chế biến sâu vừa thiếu, vừa yếu.

Theo thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đến nay, cả nước mới có 104 nhà máy công nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại đều có quy mô nhỏ lẻ.

Mặt khác, việc thiếu các cơ sở an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nói chung cũng như các nước nhập khẩu nói riêng dẫn đến không ít bất cập trong việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.

Để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững, ngành chăn nuôi cần mở cửa thị trường xuất khẩu, hướng tới các thị trường tiềm năng…

Ở góc độ doanh nghiệp, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty TNHH De Heus - Nguyễn Quang Hiếu cho biết, doanh nghiệp đang đẩy mạnh sản xuất và xúc tiến thương mại để sớm xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản và thực tế, nhu cầu nhập khẩu thịt gà của các thị trường như Hàn Quốc, Singapore là rất lớn.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT cần cung cấp thêm thông tin về nhu cầu thị trường, các hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đàm phán xuất khẩu.

Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho rằng, các doanh nghiệp cần đầu tư khoa học, công nghệ, tập trung chế biến sâu và gắn sản xuất với nhu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Các địa phương cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín, đặc biệt là tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến. Cùng với đó là thúc đẩy việc xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng cường quảng bá nông sản thông qua dịch vụ, thương mại điện tử...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, để bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các mặt hàng chăn nuôi có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh triển khai các giải pháp chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm, gia súc ăn cỏ nhằm đáp ứng cơ bản các loại thực phẩm thiết yếu như thịt, trứng, sữa cho thị trường.

Đồng thời, Bộ hỗ trợ các địa phương triển khai xây dựng các cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, nhất là ở các vùng chăn nuôi hàng hóa trọng điểm, vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ xuất khẩu... để giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm chăn nuôi, mở cửa thị trường và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin chính sách thị trường xuất khẩu. Đồng thời, Bộ cũng phối hợp với Tham tán Thương mại, Tham tán Nông nghiệp hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường trọng điểm như: Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản…

Theo Hà Nội Mới

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top