ClockThứ Sáu, 02/11/2018 15:07

Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh

Dẫn nguồn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công Thương cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là một trong 3 thị trường XK hàng hóa của Việt Nam có tốc độ tăng mạnh nhất chỉ đứng sau thị trường Ấn Độ (tăng 88,6%).

XK hàng dệt may sang Trung Quốc tăng 40%. Ảnh: Nguyễn Huế

Theo số liệu thống kê, trong 9 tháng đầu năm, trị giá XK hàng hóa của cả nước đạt trên 179 tỷ USD, tăng gần 16%, so với cùng kỳ năm trước. Riêng XK sang thị trường Trung Quốc thu về 28,8 tỷ USD, chiếm trên 16% tổng kim ngạch, tăng 29,6% so với 9 tháng năm 2017. Tính riêng tháng 9/2018, trị giá xuất sang Trung Quốc đạt 4,45 tỷ USD, tăng trên 27% so với tháng 9/2017.

Trong rổ hàng hóa XK sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm nay có 7 nhóm hàng trị giá tỷ USD gồm: Máy vi tính sản phẩm điện tử, linh kiện đạt cao nhất trên 6 tỷ USD, tăng 28,6%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 5,77 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 138,6%) so với cùng kỳ. Thứ ba là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 1,79 tỷ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2017. Ba nhóm hàng còn lại đạt trị giá trên 1 tỷ USD đó là xơ sợi dệt tăng 10% đạt 1,6 tỷ USD; dệt may tăng trên 40% đạt 1,07 tỷ USD và giày dép trên 28% đạt trên tỷ USD.

Đặc biệt, 9 tháng đầu năm 2018 nhóm hàng clanke và xi măng XK sang Trung Quốc tăng đột biến cả về lượng và trị giá. Trong đó về lượng tăng gấp 77,4 lần, trị giá tăng gấp 90 lần, tuy chỉ đạt 6,5 triệu tấn, trị giá 235,4 triệu USD, giá xuất bình quân 34,89 USD/tấn, tăng trên 16% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tăng mạnh NK chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, tuy lượng chỉ có 433,7 nghìn tấn, trị giá 350 triệu USD, nhưng gấp 3,5 lần về lượng và 3,4 lần trị giá so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, đối với nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian này đều sụt giảm, cụ thể, gạo giảm 37% về lượng và gần 28% trị giá; sắn và các sản phẩm từ sắn giảm 37% về lượng và gần 4% trị giá; hạt điều giảm trên 1% về lượng và trên 7% trị giá; cao su lượng có tăng 8,62% nhưng trị giá giảm trên 12%...

Theo nhận định của Trung tâm Thương mại và Công nghiệp, Bộ Công Thương, một trong những nguyên nhân làm sụt giảm XK nông sản vào thị trường Trung Quốc hiện đã trở thành thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Mới đây, một số địa phương của Trung Quốc đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng đang siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch.

Do vậy, để tăng cường XK nông sản sang thị trường Trung Quốc, DN Việt Nam phải dần thay đổi cách thức trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng các quy định thị trường NK đặt ra.

Bên cạnh đó, các DN cần tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch ngày càng nghiêm ngặt của Chính phủ Trung Quốc. Trước khi XK cần phân loại rõ ràng phẩm cấp, quy cách của từng loại hàng cụ thể. Nghiên cứu thiết kế bao bì riêng cho thị trường Trung Quốc, trong đó nên ưu tiên các thông tin trên bao bì bằng tiếng Trung…

Theo baohaiquan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

TIN MỚI

Return to top