ClockThứ Sáu, 26/07/2019 14:11

Xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực

6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm giảm đến 12%, tuy vậy, các doanh nghiệp kỳ vọng, 6 tháng cuối năm xuất khẩu tôm sẽ có sự bứt phá.

Xuất khẩu tôm sang ASEAN: Những lợi thế về thuế quan và tiềm năng thị trườngTôm Việt thêm rộng đường sang MỹXuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,2 tỷ USDCơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm cả nước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2018.

Lũy kế 6 tháng qua, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính đều giảm, tuy vậy, xuất khẩu sang Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc giảm ít hơn nhờ tăng trưởng trong tháng 6.

Xuất khẩu tôm được kỳ vọng sẽ có nhiều bứt phá trong những tháng cuối năm 2019.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cũng giảm mạnh trong thời gian này do Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm từ Ấn Độ, Ecuador. Nguyên nhân do Trung Quốc siết chặt thương mại mậu biên, cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung làm xáo trộn thị trường; đồng NDT mất giá cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang thị trường này.

Sau khi giảm mạnh trong những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu tôm trong tháng 6 đã khởi sắc hơn. Xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng 10%, đạt gần 47 triệu USD.

Xuất khẩu tôm trong tháng 7 tới dự kiến tăng nhẹ so với tháng 7/2018. Trong các tháng tiếp theo, lượng tôm xuất khẩu được kỳ vọng sẽ nhích dần lên nhờ tác động từ các Hiệp định Thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường tăng trong nửa cuối năm và cạnh tranh từ Ấn Độ giảm bớt do đã qua vụ thu hoạch chính.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã được ký kết tại Hà Nội vào 30/6/2019, theo cam kết, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan hoàn toàn với lộ trình dài nhất là 7 năm. Riêng mặt hàng tôm sẽ khả quan hơn bởi thuế nhập khẩu vào thị trường này sẽ giảm mạnh từ năm đầu tiên, sau đó giảm dần về 0% trong những năm tiếp theo.

Với những lý do đó, các doanh nghiệp kỳ vọng, trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu mặt hàng chủ lực của Việt Nam sẽ có nhiều bứt phá.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Những ngày đầu năm 2024, đơn hàng xuất khẩu tại nhiều doanh nghiệp (DN) đã tăng trở lại. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tái khởi động, tìm cách để có thêm những đơn hàng mới trong thời gian tới nhằm ổn định sản xuất, phát triển.

Đơn hàng xuất khẩu có dấu hiệu khởi sắc
Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm tháng 11 đạt trên 310 triệu USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm dự kến đạt 3,4 tỷ USD
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ

Lợi thế về vị trí địa lý, có bờ biển kéo dài, nhiều eo vịnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi tôm phát triển. Những năm qua, nghề nuôi tôm nước lợ liên tục tăng về diện tích, sản lượng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều dự án nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tuần hoàn, hữu cơ, VietGAP… được thực hiện đã góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm nước lợ
Phong Chương, làng quê cách mạng khởi sắc

Phong Chương (Phong Điền) rất đỗi hào hùng trong quá khứ, một thời đầy nắng và cát, nhưng hôm nay cuộc sống người dân nơi đây khấm khá, đường sá, làng, thôn khang trang...

Phong Chương, làng quê cách mạng khởi sắc
Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

Giữa những khó khăn được dự báo trước như biến động tiêu dùng thế giới, lạm phát, lãi suất ngân hàng chi phối các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm cũng như các hộ nuôi tôm trong nước, nhưng các doanh nghiệp ngành tôm vẫn có nhiều cơ hội phát triển trong năm 2023.

Tận dụng lợi thế để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu năm 2023

TIN MỚI

Return to top