ClockThứ Năm, 23/02/2017 08:35

Xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó

Thời gian qua mặc dù xuất khẩu (XK) của Việt Nam đạt kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên đóng góp về giá trị gia tăng trong nước của các mặt hàng chủ lực vẫn thấp và sự liên kết giữa các doanh nghiệp (DN) trong nước với các chuỗi giá trị toàn cầu vẫn còn yếu.

Ảnh minh họa

Khối ngoại chiếm ưu thế

Tình hình xuất nhập khẩu (XNK) trong năm 2016 vừa được Tổng cục Thống kê cập nhật lại với những con số chính thức cao hơn số ước tính ở cả 2 chiều XK và nhập khẩu (NK).

Cụ thể là kim ngạch hàng hóa XK năm 2016 đạt 176,6 tỷ USD, cao hơn 690 triệu USD so với ước tính. Kim ngạch hàng hóa NK tháng 12/2016 đạt 17,07 tỷ USD, nâng kim ngạch hàng hóa NK năm 2016 đạt 174,1 tỷ USD, cao hơn 849 triệu USD so với số ước tính.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa năm 2016 xuất siêu 2,5 tỷ USD, thấp hơn kết quả ước tính trước đó là cả năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD.

Cán cân XNK tăng lên ở cả 2 chiều, có thể nói là kết quả khả quan, tuy nhiên khi phân tích về cơ cấu thấy đóng góp của DN trong nước vẫn rất hạn chế và chưa có nhiều cải thiện như kỳ vọng.

Theo phân tích của đại diện Tổng cục Thống kê, có thể thấy rõ điều này qua tỷ trọng đóng góp của khối DN FDI trong tổng kim ngạch XK.

Nếu như năm 2007 trước khi gia nhập WTO, tỷ lệ này chỉ là 27,9%, thì ngay sau đó đã tăng dần lên. Năm 2008 - 2010, tỷ trọng đóng góp của khối FDI vào XK vẫn giữ ở mức xấp xỉ của năm 2007, nhưng từ năm 2011 đã vọt lên tới 57%, năm 2012 tăng lên 63%, 2015 tăng lên xấp xỉ 70% và 2016 tiếp tục tăng lên chút nữa khoảng 71,5%.

Đồng tình với phân tích của Tổng cục Thống kê, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng, trong năm vừa qua Samsung XK khoảng 34,7 tỷ USD hàng điện tử, điện thoại và linh kiện các loại, NK khoảng 22 tỷ USD.

Như vậy riêng nhà đầu tư nước ngoài này đã xuất siêu khoảng 12,4 tỷ USD. Tuy nhiên “về cơ bản là do ông ấy tạo ra thặng dư, còn cấu trúc sản xuất vẫn như cũ, chưa có nhiều thay đổi, sự tham gia của DN trong nước vào chuỗi của Samsung còn rất hạn chế” - ông Mại lo ngại.

Cần sự liên kết chặt chẽ giữa các DN nội

Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra thực trạng đáng lo ngại của tình hình XK trong nước:

Mặc dù XK của Việt Nam đạt kết quả ngoạn mục trong thời gian qua, song đóng góp về giá trị gia tăng trong nước của các mặt hàng chủ lực vẫn thấp và sự liên kết giữa các DN trong nước với các chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu.

Các mặt hàng XK chính không tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong nước. Đối với các mặt hàng sản xuất và chế biến nói chung, giá trị gia tăng trong nước chỉ chiếm khoảng 51% và thậm chí còn thấp hơn ở mức khoảng 30% đối với các mặt hàng giá trị cao như điện tử.

WB cũng cho biết, hiện chỉ có khoảng 17% DN tư nhân trong nước trực tiếp tham gia các hoạt động XK. Rất nhiều DN thiếu lợi thế quy mô, cơ hội tiếp cận công nghệ và áp lực cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh năng suất, trong khi chỉ một vài DN phát triển lên quy mô vừa.

Kết quả là hiện hầu như chưa có những DN lớn hơn, tiên tiến hơn về công nghệ, tham gia trong lĩnh vực chế tạo, chế biến và dịch vụ giá trị cao gắn với thị trường XK và các chuỗi giá trị toàn cầu.

Với mục tiêu hội nhập để được chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì với cục diện XNK hiện nay, theo các chuyên gia, khối DN trong nước chưa thực hiện được mục tiêu này.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo, trước tình trạng chủ nghĩa bảo hộ nhiều khả năng quay trở lại như hiện nay, thì XK có thể còn đối diện với nhiều khó khăn trong tương lai.

Bởi không chỉ thị trường thế giới bị thu hẹp lại, mà ngay chính tại thị trường trong nước, DN nội địa cũng có thể gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với hàng hoá nước ngoài...

Mấy năm gần đây tuy kim ngạch XK tăng cao nhưng NK cũng lớn. Một nền kinh tế mà nếu DN quá mải mê XK, quá chú trọng mở rộng đầu ra ở thị trường nước ngoài mà không quan tâm đến cạnh tranh để giữ thị trường trong nước, sẽ dẫn đến tình trạng thua ngay trên sân nhà.

Nhìn tổng thể các nhóm ngành hàng XK của Việt Nam hiện nay chỉ có một số nhóm tương đối ở tốp đầu là có nhiều đóng góp của DN trong nước như: Dệt may, giày dép, song hiệu quả mang lại cũng không phải là lớn. Nhóm hàng nông - lâm - thủy sản liên kết chưa tốt, trong khi các nhóm khác vai trò kết nối giữa đầu vào, đầu ra còn kém như rau quả.

Theo GD&TĐ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và các lễ hội

Thông tin từ Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh chiều 2/1 cho biết, theo kế hoạch, sẽ tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm kiểm tra công tác ATTP trên địa bàn tỉnh. Thời gian triển khai sẽ diễn ra đến hết ngày 20/3/2024.

Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán và các lễ hội
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sang EU tăng mạnh sau 2 năm thực thi EVFTA

Sau 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam - EU (EVFTA), các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng khá hiệu quả các cơ hội từ EVFTA, trao đổi thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng tăng trưởng ấn tượng.

Xuất khẩu sang EU tăng mạnh sau 2 năm thực thi EVFTA

TIN MỚI

Return to top