ClockThứ Sáu, 06/09/2019 14:51

Xứng danh xã anh hùng

TTH - Được công nhận xã “Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân” năm 1996, những chiến công hào hùng qua lời kể của các bậc cao niên vẫn vang vọng, thắp lên trong lòng thế hệ trẻ niềm tự hào tiếp nối...

Xứng danh vùng đất anh hùngXứng danh anh hùngNâng cấp để nhà bia ghi danh liệt sĩ xứng tầm với vùng đất anh hùng

Với 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, Hồng Tiến phong phú về văn hoá, phong tục, tiếng nói, ngôn ngữ

Mạch nguồn lịch sử 

Trong ký ức của ông Nguyễn Văn Cần, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hồng Tiến (giai đoạn 1968- 1971), Hồng Tiến là cái tên rất đỗi tự hào.

Nhắc đến vùng đất này là nhắc đến sự hội tụ của nền văn hoá đa sắc màu của nhiều dân tộc thiểu số. Thời kỳ mới thành lập xã, người Pahy chiếm đến 1/3 dân số. Như lời ông Cần, sẽ không ngoa khi nói rằng người Pahy vỡ từng tấc đất, gieo từng hạt mầm đầu tiên ở phía triền đồi xanh thẳm. Họ đến đây không chỉ mở đất mà còn mang đến nét văn hoá nguồn cội của đồng bào Pahy.

"Lúc mới đến, vùng đất này quy tụ nhiều anh em dân tộc thiểu số sinh sống. Trong số đó, chỉ có người Pahy biết tiếng Kinh rồi truyền dạy cho mọi người trong bản làng. Nhờ thế, sự giao thương giữa hai miền xuôi - ngược được thuận lợi", ông Cần tiết lộ.

Năm 1947, hai năm sau khi thành lập, Hồng Tiến “bắt” được liên lạc với Đảng và thành lập chi bộ đầu tiên của vùng miền Tây Thừa Thiên Huế. Sau này, lớp người Pahy như ông Cần được học chữ Quốc ngữ sớm nhất, học hết vần, ông Cần cùng những người bạn trở thành “thầy giáo” đầu tiên lên dạy chữ Quốc ngữ cho đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới…”, ông Cần nói.

Trong những năm tháng kháng chiến, Hồng Tiến là vùng đất anh hùng, là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt, gắn với những địa danh lịch sử: đồi Bostol, Bia Hem, suối Máu…, những tên đất ghi dấu chiến công lịch sử mà Đảng bộ và Nhân dân xã nhà lấy đó làm tấm gương để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ con cháu sinh ra trên mảnh đất này.

Đồi Bostol hôm nay là chứng tích ghi tạc sự hy sinh anh dũng của 17 chiến sĩ tiểu đoàn 24 anh hùng trong một trận giao tranh ác liệt năm 1972 trong kháng chiến chống Mỹ. Suối Máu trong tâm khảm người dân Hồng Tiến là địa danh gắn liền với huyền thoại về một trận đánh ác liệt bắt quân giặc phải trả giá đắt bằng thương vong nặng nề.

Thương binh Hồ Thị Cúc (thôn 4, xã Hồng Tiến) thổ lộ: "Những năm tháng chiến tranh, chồng tôi hoạt động tại vùng đất này, còn tôi phục vụ chiến đấu ở A Lưới. Nhắc đến HồngTiến là tôi nghĩ đến những con người kiên trung, một lòng theo cách mạng, bảo vệ từng tấc đất, cây cỏ cho quê hương. Ngoài chiến đấu chống kẻ thù, Nhân dân Hồng Tiến còn giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống".

Những thế hệ đi trước như ông Cần, bà Cúc là nhân chứng cho vùng đất Hồng Tiến anh hùng một thuở. Và nay, phía lưng chừng đồi, Hồng Tiến vẫn còn nghèo nhưng ở nơi đó lan toả tinh thần yêu nước, ngoan cường của Nhân dân Hồng Tiến hôm qua.

Sẵn sàng cho bước chuyển mới 

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng niềm kiêu hãnh, tự hào của người dân Hồng Tiến về một thời hào hùng vẫn còn nguyên vẹn. Giờ đây, niềm tự hào ấy được biến thành những hành động thiết thực. Đảng bộ đoàn kết, chính quyền và người dân cùng chung tay phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương. Dẫu còn nghèo nhưng tại địa phương xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như trồng rừng, chăn nuôi.

Là một trong 7 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 của tỉnh, Hồng Tiến sẽ sáp nhập cùng với Bình Điền với tên ĐVHC mới là xã Bình Tiến. Qua các đợt lấy ý kiến cử tri của 5 thôn, gần 55% số cử tri nhất trí với phương án sáp nhập.

Trong số những ý kiến đồng tình vẫn còn một số bà con “tâm tư” trước ngày nhập xã. Điều đó như một lẽ tất yếu khi một tên làng, tên xã đổi thay thì với người dân, như bước qua một giai đoạn lịch sử mới.

Người dân bày tỏ mong muốn trước khi sáp nhập, tỉnh quan tâm xây dựng nhà ở cho 32 gia đình có công, cấp 172 ha rừng cho các hộ dân Hồng Tiến để sản xuất (diện tích đất này do Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Hương giao và hiện xã đang quản lý). Khi sáp nhập không để thiệt thòi cho cán bộ trong việc sắp xếp, điều động.

Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Hồng Tiến Nguyễn Văn Quý thẳng thắn: “Khi biết thông tin, bản thân tôi cũng rất lo lắng vì mình chưa đủ bằng cấp theo quy định nên sẽ không thể tiếp tục công việc sau khi sáp nhập, nhưng qua các buổi làm việc của thị uỷ với đội ngũ cán bộ 2 xã, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các cá nhân, chúng tôi hiểu việc sáp nhập xã Hồng Tiến và Bình Điền nhằm tập trung nguồn lực, phát huy tốt nhất những tiềm năng, lợi thế sẵn có, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cũng có nghĩa là giúp Hồng Tiến ngày càng phát triển. Chính vì thế, tôi và các anh em đều ủng hộ việc sắp xếp, điều động công việc sau này”.

Bí thư Đảng uỷ xã Lê Viết Hương bày tỏ: “Người dân xã Hồng Tiến mong muốn sau này dù sáp nhập hay đi đâu thì phong tục, bản sắc dân tộc của người Pahy và các dân tộc anh em vẫn được bảo tồn lưu giữ, không để mai một. Để hiện thực hoá điều này, xã đang gấp rút hoàn thiện cuốn Lịch sử Đảng bộ xã trong năm nay để lưu giữ, ghi dấu những thành tích hào hùng, những mốc son chói sáng, truyền thống tốt đẹp của Hồng Tiến cho thế hệ hôm nay và mai sau”.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma

Ngày 14/3, tròn 36 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988), tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma
Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
Return to top