ClockThứ Sáu, 05/04/2019 14:30

Xung điện, lừ xếp... hủy hoại môi trường đầm phá

TTH - Ông Hà Văn Duy, phụ trách thủy sản thuộc Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền thông tin: Ngoài xung điện, lừ xếp mắt lưới nhỏ, nghề cào lươn, cào trìa trái phép phá hủy thảm thực vật, ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển các loài thủy sinh trên phá Tam Giang.

Khai thác thủy sản đảm bảo không gây tác hại môi trườngKhôi phục, phát triển kinh tế biểnQuảng Điền: Phục hồi sau sự cố môi trường biển

Một đối tượng đang đánh bắt thủy sản bằng lừ xếp trái phép

Từ xung điện, lừ xếp

Mới đây, chúng tôi đã có chuyến thị sát khu vực phá Tam Giang. Cách khu vực neo đậu thuyền Ngư Mỹ Thạnh (Quảng Điền) chừng vài trăm mét, một số xuồng đuôi tôm xuôi ngược trên vùng đầm phá. Theo kinh nghiệm của ông Nguyễn Nhân, Trưởng ban Mặt trận thôn Ngư Mỹ Thạnh, đó có thể là các phương tiện đang đánh bắt thủy sản bằng xung điện.

Ông Nhân lái chiếc xuồng đuôi tôm tiến về phía một chiếc xuồng có hai người, nghi đang đánh bắt thủy sản bằng xung điện thì chúng lập tức nổ máy bỏ chạy. Trong khi tẩu thoát, một “ngư tặc” còn dơ cao cây rựa về phía xuồng ông Nhân như muốn thách thức.

Rời chiếc thuyền xung điện, ông Nhân lái xuồng áp sát một chiếc thuyền đang bủa lừ xếp. Mất khá nhiều thời gian truy hô, tuyên truyền vận động, chủ nhân chiếc thuyền này mới kéo lừ bỏ chạy. Theo ông Nhân, đánh bắt bằng loại lừ xếp mắt lưới cỡ nhỏ này thì không có con tôm, cá nào có thể thoát.

Ông Nhân là một trong những thành viên của thôn Ngư Mỹ Thạnh tích cực tham gia các đợt tuần tra, xử lý nạn đánh bắt thủy sản trái phép. Nhiều lúc ông Nhân huy động thêm vài người trong thôn tổ chức tuần tra đột xuất, xua đuổi các trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, do phương tiện của thôn cũng như người dân thô sơ, không được trang bị công cụ hỗ trợ nên thường chỉ tri hô, xua đuổi, không thể truy bắt “ngư tặc”.

Phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền đã phối hợp với các địa phương rà soát các phương tiện vi phạm trên địa bàn huyện, gỡ bỏ, tiêu hủy các trang thiết bị khai thác trái phép, đồng thời triệu tập các đối tượng đến cam kết không tái phạm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn tái diễn.

Công an Quảng Điền bắt giữ hai đối tượng đánh bắt thủy sản bằng xung điện

Đến cào lươn, trìa trái phép

Gần đây còn có thêm nghề cào lươn, cào trìa trái phép ngày càng manh động, tinh vi. Chúng thường tổ chức khai thác vào đêm khuya, tầm từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng để tránh sự xua đuổi, truy bắt của ngư dân địa phương và lực lượng chức năng.

Các thuyền cào lươn, trìa thường đi từng nhóm 8-10 chiếc, mỗi chiếc 3-5 người, trang bị các loại hung khí nguy hiểm. Khi một chiếc bị truy bắt sẽ gọi điện thoại cho các chiếc khác đến giải thoát. Truy bắt các đò cào lươn, cào trìa khó khăn hơn nhiều so với thuyền đánh bắt bằng xung điện, lừ vì công suất mỗi chiếc từ 80-111 CV.  Phương tiện và lực lượng của thôn hoàn toàn không đủ khả năng để truy bắt “ngư tặc”.

Mới đây, Công an huyện phối hợp với Phòng NN&PTNT Quảng Điền tổ chức tuần tra, kiểm tra đột suất trên đầm phá Tam Giang.

Qua kiểm tra (rạng sáng 22/3), tổ tuần tra phát hiện ông Phan Linh và bà Nguyễn Thị Tý ở xã Điền Hải (Phong Điền) đang có hành vi khai thác trìa bằng phương tiện trái phép. Tổ công tác yêu cầu đối tượng này dừng hành vi vi phạm; thu giữ một đò máy, dụng cụ cào trìa và 100kg trìa đã khai thác. Số trìa được thả về môi trường vùng đầm phá Tam Giang.

Theo số liệu rà soát của cơ quan chức năng. Trong số 37 phương tiện cào lươn, trìa công suất lớn hoạt động trên vùng đầm phá huyện Quảng Điền có 14 chiếc của người dân Quảng Điền, còn lại ở các xã Điền Hòa, Điền Hải (Phong Điền).

Các đối tượng đánh bắt bằng xung điện chủ yếu người dân ở các phường, xã: Hương Văn, Hương Vinh, Hương Xuân, Hương Vân (TX. Hương Trà); Hương Sơ, Phú Bình (TP. Huế) và xã Phú Mậu (Phú Vang); cào lươn, cào trìa ở hai xã: Điền Hòa, Điền Hải (Phong Điền).

Tình trạng khai thác thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn huyện Quảng Điễn đang diễn biến phức tạp. Năm 2018 đến nay đã phát hiện hàng chục vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 50 triệu đồng.

Từ đánh bắt bằng thuyền công suất 20-35 CV, nay “ngư tặc” cải tiến công suất lên 80-110 CV bằng cách lắp đặt máy xe ô tô có công suất lớn để cào lươn, cào trìa và xung điện bằng thuyền gắn máy đuôi tôm (cole) khai thác thủy sản vùng mặt nước ven phá Tam Giang. Các phương tiện, công cụ hỗ trợ của các chi hội nghề cá các địa phương đã không theo kịp phương tiện của chúng nên chủ yếu chỉ xua đuổi, không thể truy bắt.

Theo ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, tình trạng khai thác thủy sản trái phép cũng diễn ra tại một số vùng đầm phá trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ nhỏ hơn so với huyện Quảng Điền. Chi cục phối hợp với các lực lượng công an, chính quyền địa phương đang tăng cường triển khai công tác tuần tra, kiểm soát tình hình khai thác thủy sản trên đầm phá Tam Giang- Cầu Hai; đồng thời sẽ xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

TIN MỚI

Return to top