Thế giới

Xung đột quyền lợi của con người đang đe dọa loài khỉ đột Congo

ClockThứ Bảy, 12/10/2019 15:22
TTH.VN - Gần 17 năm tuổi, Bonane là một con khỉ đột vùng thấp phía đông, một trong những con còn sống sót của một loài động vật cực kỳ nguy cấp hiện đã giảm xuống còn khoảng 250 thành viên trong Vườn quốc gia Kahuzi-Biega của CHDC Congo.

Trung tâm Giám sát Di tản: 2019 sẽ là năm tồi tệ nhất lịch sửĐổi cách ăn uống, loài người sẽ tránh được 'ngày phán quyết cuối cùng'?Biến đổi khí hậu đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững của LHQTrung Quốc chọn gấu trúc làm linh vật cho Olympic Bắc Kinh 2022Australia vật lộn với hơn 100 vụ cháy rừng dọc bờ biển phía ĐôngIndonesia đóng cửa Công viên quốc gia Komodo để bảo tồnLần đầu tiên trái phiếu bảo vệ động vật sắp được phát hành

Một trong những chú khỉ đột đang được lực lượng kiểm lâm Congo chăm sóc. Ảnh: VietnamPlus

Chúng trú ẩn trong ngôi nhà tự nhiên của mình ở tỉnh Nam Kivu – một khu vực chiến trường của quân nổi dậy trong một phần tư thế kỷ qua.

Nhưng nơi ẩn náu này cũng phải đối mặt với một mối đe dọa mới xuất hiện từ cuộc xung đột với những người Pygmy địa phương. Những người này cho rằng họ đã bị cướp đất của tổ tiên khi công viên mở rộng vào những năm 1970.

Năm ngoái, người Pygmy bắt đầu di chuyển vào vùng đất sâu bên trong vành đai bảo vệ của công viên và bắt đầu chặt hạ cây cối, chủ yếu để lấy than đốt.

Theo các nhà quản lý công viên, người Pygmy đã phá hủy 350 ha  đất rừng - một hành động phá rừng đang nuốt chửng dần dần môi trường sống của loài khỉ đột. Năm 1994, công viên này đã được UNESCO đưa vào danh sách các Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm.

“Cuộc xâm chiếm bắt đầu vào tháng 8 (2018). Vào tháng 12, tiến trình này đã tăng tốc”, ông Hubert Mulongoy, phát ngôn viên của công viên cho biết.

Tại làng Munyange ở rìa công viên, Trưởng bộ tộc Pygmy ông Jean-Marie Kasula cho biết cộng đồng của ông chỉ đơn giản là “quyết định hồi sinh vùng đất vốn là của chúng tôi”. “Chúng tôi đã chịu đau khổ trong 48 năm,” ông nói. “...Đây là thiên đường của chúng tôi!”

Người dân địa phương chặt cây và đốt củi ngay tại chỗ để làm “makala” (than củi) - nguồn nhiên liệu duy nhất đối với nhiều người dân nông thôn Congo, những người cực kỳ nghèo và không có điện.

Các nhà quản lý công viên cho biết một số kiểm lâm viên cũng là người Pygmy và họ đang nỗ lực giảm bớt xung đột.

Khu vực rừng bị phá chỉ là một phần rất nhỏ của toàn bộ khu vực được bảo vệ - một cao nguyên kho báu nhiệt đới gần như kích thước của bang Delaware (Hoa Kỳ), với hơn 6.000 km vuông (2.300 dặm vuông). Tuy nhiên, cuộc xung đột và nạn phá rừng lại ảnh hưởng đến khu vực đặc trưng của công viên: Khu đất cao ráo là nhà của loài khỉ đột – vốn là điểm tham quan yêu thích của những du khách giàu có, với số lượng khoảng 2.000 người mỗi năm.

Anh Tuấn (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột Israel-Hamas: Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas tại Dải Gaza diễn ra từ tháng 10/2023 đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của cộng đồng người Việt, đồng thời khiến công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel gặp rất nhiều thách thức và khó khăn.

Xung đột Israel-Hamas Quyết tâm đảm bảo an toàn cao nhất cho cộng đồng người Việt
Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi

Trong một báo cáo mới được công bố, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc UNCTAD cho biết, xung đột ở Dải Gaza đang gây ra mức độ tàn phá chưa từng có đối với nền kinh tế và vùng lãnh thổ này sẽ cần đến hàng chục tỷ USD và nhiều thập kỷ để có thể phục hồi.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồi
Return to top