ClockThứ Năm, 12/06/2014 04:19

Xuyên qua năm tháng đời người

TTH - Sự kết nối đã gắn liền với Hoàng Anh kể từ triển lãm cá nhân lần đầu tiên vào năm 2004 (Huế), rồi triển lãm nhiệm trú tại Korea - Asian Report Choengju city, Hàn Quốc tháng 11/2011 cho đến triển lãm lần này. Ba triển lãm có cùng chủ đề cho thấy Sự kết nối đã trở thành máu thịt và ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả.
 

Hoàng Anh bên tác phẩm

Tín hiệu thị giác chung cho toàn bộ chuỗi tác phẩm là nhân vật được thể hiện chân dung nét mặt trang nghiêm với trang phục vét-tông bên ngoài, áo sơ mi bên trong, và thường thắt cà vạt dù nam hay nữ, gìa hay trẻ. Tất cả chi tiết được tác giả vờn tỉa kỹ càng, khéo léo, tả thực bằng chất liệu sơn dầu. Tính chất siêu thực của tác phẩm được gợi ra khi tác giả tạo lập sự liên kết giữa chân dung và trang phục. Phần nối kết được tác gỉa tính toán để tạo sự liên kết, liền mạch các đường nối tạo sự liên kết toàn thể khi ghép nối những tác phẩm với nhau hình thành bốn tác phẩm lớn từ ba mươi mốt tác phẩm nhỏ theo ba tuyến quan hệ: huyết thống, gia đình và bạn bè. Tác phẩm lớn nhất có kích thước lên đến 3,5m x 6m, nhỏ nhất cũng 1,55m x 2,2m.

Để tăng sự đa dạng, tính nhiều vẻ và tạo chiều thứ ba cho tác phẩm, tác giả đã kết nối thêm phần ống nước bằng nhựa xung quanh mép tranh. Chúng liền mạch và gần như cùng kích cỡ với các đường ống hai chiều được thiết lập trên mặt tranh. Hiệu quả thị giác tăng lên khi kết thúc cuối đường một số ông là ảnh chân dung tương ứng số nhân vật đã vẽ. Tất cả được hiển thị mờ mờ bởi nguồn ánh sáng được che giấu khéo léo phía bên trong. Tác phẩm lớn trở nên bề thế và cộng hưởng sức mạnh cũng nhờ sự lai ghép này.

 

Kết nối 3, tổng hợp

Kết nối 1 bao gồm mười ba tác phẩm nhỏ ghép nối mô phỏng cây phả hệ phân nhánh thứ cấp thành ba lớp theo thứ tự trên dưới từ đời ông nội đến thế hệ thứ ba - thế hệ tác giả. Kết nối 2, thay vì tạo lập mối quan hệ bên nội và thuần nam giới, tác giả thiết lập mối quan hệ huyết thống thuần nữ từ cao đến thấp theo ba lớp chín tác phẩm, bao gồm: bà ngoại, thế hệ ngang mẹ và chị gái tác giả. Kết nối 1 và 2 cho thấy tính thống nhất và xác định - một đặc tính sinh học đã được trao truyền qua mỗi thế hệ để kết tập nên sức mạnh của sự kết nối huyết thống. Kết nối 3, gồm năm tác phẩm nhỏ tạo được sự khác biệt không phải bởi bố cục hay màu sắc mà ở chỗ tác giả thiết lập một mối quan hệ liên kết từ nhân vật thứ nhất - một người bạn đến nhân vật thứ hai - bạn của người bạn. Và cứ thế người này giới thiệu người kia đã thiết lập nên mối quan hệ cộng đồng, xã hội. Kết nối 4 tạo lập một mối quan hệ gia đình trẻ hai thế hệ gồm bốn nhân vật: chồng, vợ và hai người con. Khác với lối bố cục theo cây phả hệ, tác giả thiết lập ở tác phẩm này theo tuyến nằm ngang tạo cảm giác bình đẳng và tức thời hơn trong mối quan hệ. Về thủ pháp tạo hình, nhân vật bố mẹ, con trai cũng đi theo lối chung, riêng bé gái, có vẽ mềm mại hơn trong trang phục váy. Đây là khác biệt duy nhất trong toàn bộ các tác phẩm.

Các nhân vật luôn trong trạng thái nghiêm cẩn, gợi tính linh thiêng trong các mối quan hệ. Màu sắc cũng ăn nhập chủ đề khi tác giả tạo lập hiệu quả màu trầm ấm chung dù có pha nhiều sắc lạnh.

Sự kết nối (The Connection) là triển lãm đa phương tiện của Hoàng Anh tại 15 Lê Lợi (TPHuế) kéo dài đến 23/6/2014. Đơn vị tổ chức và tài trợ: Trung tâm văn hóa phương Nam - Làng nghề Huế, N.S.A.F(New Space Arts Foundation) và Qũy CDEF - Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội.

Sự kết nối đã gắn liền với Hoàng Anh kể từ triển lãm cá nhân lần đầu tiên vào năm 2004 (Huế), rồi triển lãm nhiệm trú tại Korea - Asian Report Choengju city, Hàn Quốc tháng 11/2011 cho đến triển lãm lần này. Ba triển lãm có cùng chủ đề cho thấy Sự kết nối đã trở thành máu thịt và ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả. Và cứ mỗi lần triển lãm, là một lần tác giả tự phủ định mình để đưa ra cách biểu đạt mới mẻ, khác trước. Triển lãm lần này, người xem bị thuyết phục trước tiên bởi sự quy mô, hoành tráng và tính đa chiều của tác phẩm. Tính tương tác cũng được chú trọng và gây được hiệu ứng khi, mở màn khai mạc, tác giả yêu cầu mọi người tay nắm tay nhau tạo thành vòng tròn”. Và cả bạn nữa, những người có mặt ở đây, hôm nay kết nối những bàn tay cùng nhau, như hồng cầu nối truyền huyết thống, chúng ta dài rộng cùng với thời gian, xuyên qua năm tháng đời người và miên viễn đến mai sau.”, thông điệp của Hoàng Anh. Sự kết nối càng tăng tính thời sự khi, vào thời điểm này, biển Đông đang dậy sóng, và chúng ta đã và đang kết nối triệu triệu con tim để tạo nên sức mạnh Việt Nam.

Dù có vài ý kiến cho rằng, Sự kết nối còn bộc lộ tính khiên cưỡng bằng sự ghép nối, các đường nối ghép với ống nhựa nước còn quá nổi trội, nó làm lấn át các sắc thái chân dung nhân vật, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng Sự nối kết có tính độc đáo và mang dấu ấn cá nhân. Và khó ai có thể phủ nhận năng lực diễn cảm và sự cống hiến của tác giả.

Xuân Huy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top