ClockThứ Sáu, 01/07/2016 14:18

Ý biểu tình phản đối EU mở rộng lệnh trừng phạt với Nga

TTH.VN - Theo tin từ PressTV hôm nay (1/7), hàng ngàn người dân Ý đã tổ chức một cuộc biểu tình tại thành phố Verona để bày tỏ sự phản đối với việc mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga của EU.

Ngàng nghìn người biểu tình phản đối EU mở rộng lệnh trừng phạt với Nga. Ảnh: AP

Khoảng 10.000 người, chủ yếu là nông dân, đã xuống đường ở Verona để đả kích quyết định kéo dài lệnh trừng phạt chống Moscow – động thái đã dẫn đến việc Nga ban hành một lệnh cấm nhập khẩu ngược lại một số loại thực phẩm từ phương Tây.

Bộ trưởng Nông nghiệp, Thực phẩm và Chính sách Lâm nghiệp Ý Maurizio Martina và một số cán bộ địa phương cũng tham gia vào cuộc biểu tình.

Tuần trước, các đại sứ EU đồng ý gia hạn lệnh trừng phạt chống Nga thêm 6 tháng, sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 1/2017 với cáo buộc Moscow có liên quan trong cuộc xung đột Ukraine. Quyết định này sẽ có hiệu lực trong những ngày tới.

"Không có gì ngăn chặn việc mở rộng các biện pháp trừng phạt" Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hồi đầu tuần, nhấn mạnh rằng hành động này "rất tiếc lại là việc cần thiết".

Phản ứng lại với quyết định của EU, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29/6 cũng đã ký một sắc lệnh để mở rộng lệnh cấm vận hiện hành trong nhập khẩu nông sản, sữa, thịt và hầu hết các loại thực phẩm khác từ phương Tây cho đến ngày 31/12/2017.

Theo PressTV, các cường quốc châu Âu hiện đang chia rẽ về tương lai của các chính sách cấm vận đối với Moscow.

NATO thì muốn các biện pháp trừng phạt kinh t ế với Nga sẽ được duy trì cho đến khi Moscow "thay đổi hành vi của mình" trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier lại phản đối chính sách hiếu chiến của NATO đối với Nga hồi đầu tháng này và kêu gọi liên minh quân sự phương Tây xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận với Moscow cấm trong giai đoạn tới.

Người đồng cấp Pháp Jean-Marc Ayrault cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo EU đàm phán về Mời thể cho việc nới lỏng chống Moscow cấmnếu có tiến bộ trong việc thực hiện các thỏa thuận hòa bình vào Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga ban đầu được đưa ra sau khi bán đảo Crimea tuyên bố độc lập từ Ukraina và chọn thống nhất với Liên bang Nga tháng 3/2014.

Trong khi Washington và các đồng minh châu Âu cáo buộc Moscow làm bất ổn Ukraine, Moscow luôn bác bỏ việc có nhúng tay vào cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu này.

Các tỉnh miền đông Ukraine, bao gồm Donetsk và Lugansk đã chứng kiến ​​các cuộc đụng độ chết người giữa các lực lượng được Moscow ủng hộ và quân đội Ukraine kể từ khi Kiev tiến hành các hoạt động quân sự hồi tháng 4/2014 để đàn áp các cuộc biểu tình của phe thân Nga. Các cuộc xung đột này đã khiến khoảng 9.400 người thiệt mạng và hơn 22.000 người khác bị thương.

Tố Quyên (Lược dịch từ PressTV & Usnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top