ClockThứ Bảy, 31/10/2015 17:06

Y tế học đường, còn nhiều vướng mắc

TTH - Cùng với việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất (CSVC) trường lớp, gần đây các “phòng khám” trong trường học được tăng cường đầu tư về CSVC và trang thiết bị.

Ngoài sơ cấp cứu, cán bộ y tế còn chuẩn bị nội dung cho công tác tuyên truyền, tập  huấn (tại phòng YTHĐ Trường Chu Văn An)

Ngày càng đầy đủ

Chúng tôi đến Trường trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An vào giữa buổi học. Trong không gian yên ắng, tại phòng y tế, cô nhân viên y tế vẫn cặm cụi ghi ghi chép chép. Được biết, sắp tới trường tổ chức hoạt động phòng chống dịch, cô đang tập trung chuẩn bị. Căn phòng được dùng làm phòng y tế của Trường Chu Văn An không lớn lắm nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Tủ thuốc, gường y tế, bàn làm việc… phủ một màu trắng tinh khiết, tạo độ tin cậy… Cũng vậy, tại Trường THCS Hùng Vương, giường sơ cứu đều dùng ga trắng tinh, sạch sẽ, gọn gàng và khá khang trang.

Trường học là nơi tập trung đông người, dễ phát sinh các loại dịch bệnh, có khả năng lây lan diện rộng. Ngoài công tác sơ cấp cứu, cán bộ y tế của trường còn đảm đương nhiệm vụ người tổ chức các sự kiện, như tập huấn phòng chống, tuyên truyền…; đồng thời là người hỗ trợ y tế trong các hoạt động, như dã ngoại, hội trại… Ngành đang khuyến khuyến khích tổ chức bán trú cho HS, nhưng công tác kiểm tra, quản lý chế biến, bảo quản thực phẩm trong các trường học, cơ sở giáo dục còn hạn chế nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Vai trò của y tế học đường (YTHĐ) vì thế ngoài sơ cấp cứu còn là tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho học sinh; phối hợp với Trung tâm YTHĐ và Hội Chữ  thập đỏ địa phương thực hiện cùng các hoạt động khám bệnh định kỳ, khám tư vấn và hỗ trợ các hoạt động y tế.

Vẫn tồn tại những nhược điểm

Trước đây, không chỉ ở nông thôn mà ngay tại thành phố Huế hệ thống nhà vệ sinh trong trường học ít được quan tâm và đây thường là ổ dịch. Hiện nay, tình trạng này cơ bản được giải quyết. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn phản ánh nhà vệ sinh trường học không đủ sạch sẽ. Nhiều cháu bé vẫn thường “nín” khi nào không nín nổi thì gọi điện về nhà… Các trường hiện đều cải thiện tình trạng này, nhưng nhiều trường vẫn không bảo đảm tiêu chuẩn, thiếu nước, xà-phòng, hóa chất sát khuẩn… Học sinh chưa có ý thức trong bảo vệ môi trường sinh hoạt. Các em chưa nhận thức đầy đủ về việc thực hiện vệ sinh cá nhân, ý nghĩa, tác dụng phòng, chống dịch bệnh, trong các hoạt động. Sinh hoạt tại trường chưa thay đổi hành vi, thói quen để bảo đảm, giữ gìn vệ sinh chung. Hiện tượng tồn đọng rác, bể nước, hố nước làm phát sinh bọ gậy, côn trùng, muỗi… mang mầm bệnh vẫn tồn tại trong không ít trường học…cũng cho thấy vai trò của YTHĐ cần được nâng cao.

10 năm chưa tổ chức điều tra, Trung tâm YTHĐ không có số liệu toàn tỉnh về  kết quả khám định kỳ dù biết kết quả khám CVCS không chính xác vì không đảm bảo phòng kín và kỹ thuật khám. Số cán bộ y tế trường học cuối năm 2014-2015 có tăng nhẹ so với đầu năm học, cụ thể mầm non đạt 95,17% tăng gần 3%, khối phổ thông đạt 79,95%, tăng 0,83%. Hiện, cán bộ YT khối tiểu học còn thấp (67,48%, thấp nhất là ở Nam Đông, chưa có CBYT cho trường tiểu học)

Đặng Ngọc Thu Thảo Giám đốc Trung tâm Y tế học đường Thừa Thiên Huế

Triển khai công tác y tế học đường năm học 2015 - 2016, kế hoạch đề ra gồm các chỉ tiêu, như 100% trường học và các cơ sở giáo dục có cán bộ y tế và phòng, góc y tế; 100% trường mầm non, phổ thông tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho HS với hơn 98,5% HS được khám; 100% các trường hợp mắc bệnh được thông báo cho gia đình để phối hợp chuyển tuyến điều trị; 100% trường học được kiểm tra vệ sinh học đường thường xuyên; 100% huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai mô hình truyền thông nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong trường học. Không để xảy ra dịch bệnh lớn, ngộ độc thực phẩm trong trường học …Để tuyên truyền cho các em ý thức được việc phòng bệnh lại cần nhiều hình thức linh động mà không phải trường nào cũng tổ chức được, cũng như không dễ gì …thanh toán từ kinh phí của YTHĐ

Kinh phí dồi dào nhưng khó sử dụng

Ông Nguyễn Phước, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết, kinh phí của y tế học đường (12% từ khoản thu bảo hiểm y tế của học sinh) được BHYT quy định chi vào các khoản: Lương cho nhân viên y tế; tổ chức khám chữa bệnh ban đầu; mua thuốc,  dụng cụ y tế; tập huấn, tuyên truyền, ngoại khóa chủ đề về y tế. Trước đây, do phải chi trả lương nên kinh phí này không nhiều, gần đây đội ngũ y bác sĩ trong trường đã vào biên chế nên kinh phí chỉ sử dụng vào các mục tiêu phục vụ cho học sinh và vì thế, hầu như không năm nào tiêu hết, nhiều trường con số “thừa” trong quỹ khá cao... Để sử dụng nguồn kinh phí này, các trường phải dựa vào danh mục do Bộ Y tế ban hành. Có tới 42 hạng mục, từ gường, tủ, bàn khám bệnh đến những thứ như thùng đựng rác… đến bộ trang thiết bị có thể bổ sung tùy quy mô, như bộ hồi sức cấp cứu, rửa dạ dày, bíp bóng hồi sức, bộ nội, ngoại khoa, kính lúp, đo thị lực, bộ thử thị giác, ghế nhổ răng, kìm nhổ, bộ lấy cao răng, hàn sâu răng đơn giản… Bộ túi y tế cơ động phục vụ các chuyến dã ngoại, như nhiệt kế y học, đèn pin, bộ nẹp chân tay… Với mức thu BHYT như hiện nay, nguồn ngân sách cho các phòng y tế của trường học dồi dào, có thể trang bị đầy đủ hơn. Do “mắc” những quy định cứng nên hầu hết các trưởng đều “né”. Trong khi đó, theo các trường việc khám chữa bệnh cho học sinh khó khăn vì những thứ cần mà danh bạ không có cũng chịu. Cũng như có những học sinh nghèo đau ốm, bệnh nặng, muốn dùng quỹ này hỗ trợ cũng không được. Chính vì thế, nhiều trường có gần trăm triệu đồng nhưng không biết…tiêu sao cho hết. Ông Nguyễn Hữu Trực, Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương cho  biết, để tiêu tiền của BHYT phải tổ chức các hoạt động gắn với y tế, nhưng trong nhà trường đâu phải chỉ một hoạt động y tế, mà lồng ghép hoạt động khác thì không được.

Vấn đề đặt ra là làm sao sử dụng hợp lý kinh phí, để những đồng tiền do chính phụ huynh tin tưởng trao cho  BHYT được sử dụng nhanh chóng hữu ích vào đời sống học đường chứ không phải để nằm im ngày một nhiều trong ngân hàng như hiện nay.

Bài, ảnh: HG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam

Chiều 17/4, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An phối hợp Trường tiểu học Phú Tân (phường Thuận An, TP. Huế) tổ chức chương trình Ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam.

Tổ chức ngày sách và văn hoá đọc Việt Nam
Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

TIN MỚI

Return to top