ClockThứ Hai, 12/03/2018 13:00

Y tế Nam Đông: Nhiều đổi thay, lắm trăn trở

TTH - Những nỗ lực trong hoạt động chăm sóc khám, chữa bệnh cho người dân ở vùng cao huyện Nam Đông những năm gần đây là điều không phủ nhận. Thế nhưng, y tế Nam Đông vẫn còn đó nhiều trăn trở.

Hợp tác y tế với Tổ chức Y tế Thế giớiBộ trưởng Kim Tiến giải trình việc chi quỹ bảo hiểm y tế tăng vọtBộ Y tế cảnh báo việc lạm dụng khám chữa bệnh bằng thiết bị xã hội hóaCông tác y tế săn sàng phục vụ hội nghị APEC 2017Nhiều vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở cơ sở y tế tư nhân

Chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại Khoa ngoại sản, BV Nam Đông

Đổi thay

Bác sĩ Hồ Thư, Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) Nam Đông chia sẻ, mạng lưới y tế cơ sở nơi đây giờ chẳng kém đồng bằng. Hình ảnh những trạm y tế tạm bợ, xuống cấp được thay thế những cơ sở khang trang 2 tầng, đầy đủ các phòng chức năng và có y, bác sĩ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Trước năm 2005, Nam Đông có 1/11 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, nay 100% xã đạt chuẩn giai đoạn 2011-2020. Đội ngũ y tế thôn bản được kiện toàn số lượng và trình độ chuyên môn.

Dịp lên công tác tại xã Thượng Long, vùng xa của Nam Đông vào đầu năm 2017, dù đã xế trưa nhưng người dân vào ra Trạm Y tế  khám, lấy thuốc khá đông. Thời điểm này, bác sĩ Lê Tấn Dũng, Trưởng trạm cho biết, mỗi ngày từ 30-40 lượt đến khám và yêu cầu tư vấn chăm sóc bệnh tật. Hễ khi ốm đau, bà con tìm đến trạm, không còn nghĩ đến chuyện thầy mo, cúng bái như trước.

Bác sĩ Phạm Xuân Mai, Phòng Giáo dục truyền thông sức khỏe, TTYT Nam Đông, cho biết, hệ thống trạm y tế hiện đã trở thành địa chỉ tin yêu của người dân. Dù chủ trương khám thông tuyến từ năm 2016 nhưng với đặc thù địa hình đồi núi, đường sá cách trở, bà con vẫn chọn trạm y tế là địa chỉ tin cậy để khám điều trị bệnh. “Một thời nạn sốt rét hoành hành ở xã Thượng Long, Thượng Quảng, Thượng Nhật… cướp đi nhiều sinh mạng giờ chuyện đó đi vào ký ức. Các dịch bệnh nguy hiểm, sốt xuất huyết, quai bị, thương hàn… gần đây không xảy ra trên địa bàn Nam Đông nhờ công lớn của mạng lưới y tế cơ sở”. Bác sĩ Mai nói.

Trăn trở

Theo bác sĩ Hồ Thư, gần đây ngoài sự quan tâm của các cấp, ngành về cơ sở hạ tầng vật chất, đơn vị tổ chức sắp xếp, bố trí nhân lực ở các khoa phòng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Hằng năm, Bệnh viện (BV) Nam Đông tạo điều kiện cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn, dài hạn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, triển khai nhiều kỹ thuật mới, như mổ kết hợp xương, mổ trĩ, mổ thai lần 2. BV còn triển khai thêm các chuyên khoa lẻ, như tai mũi họng; răng hàm mặt..; thực hiện thanh toán bằng phần mềm, đảm bảo chính xác, nhanh chóng, không gây phiền hà cho bệnh nhân.

Với những nỗ lực đó, người dân đến khám điều trị tại BV ngày càng đông. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất là hệ thống trang thiết bị ở đây chưa đồng bộ, đội ngũ y, bác sĩ chất lượng thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc, điều trị các bệnh khó. Đơn cử như Khoa Ngoại sản, mỗi ngày thu hút 30-40 lượt đến khám, điều trị. Thế nhưng, với những ca bệnh khó phức tạp hoặc xử lý cấp cứu hiện chưa có bác sĩ đảm nhận ngoài bác sĩ CK I Nguyễn Hữu Can; hay những trường hợp mổ xẻ cấp cứu trong lĩnh vực sản khoa, lãnh đạo phải điều bác sĩ Võ Phi Long, Phó Giám đốc TTYT huyện về đảm trách.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Can, Trưởng Khoa Ngoại sản, chia sẻ, phần lớn người dân, đặc biệt bà con dân tộc thiểu số ở đây còn nghèo. Khi ốm đau, bệnh tật họ chỉ đồng hành với thẻ BHYT vào BV để điều trị. Có trường hợp bệnh nặng, bác sĩ chuyển tuyến về Huế họ lắc đầu vì không có tiền chi phí tàu xe, ăn ở. Do vậy, BV Nam Đông vẫn là địa chỉ họ lựa chọn để vượt qua bệnh tật. Đây là niềm vui nhưng cũng là áp lực cho đội ngũ y, bác sĩ đang hoạt động trong điều kiện chỉ sống bằng đồng lương nơi vùng khó.

Giám đốc TTYT Nam Đông Hồ Thư giãi bày, thiếu bác sĩ chất lượng cao nhiều năm nay nhưng BV không tuyển được vì không có chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ lên vùng cao. Giải bài toán nhân lực, BV chỉ củng cố, đào tạo bổ sung nguồn hiện có. Tuy nhiên có những trường hợp khi vừa “cứng tay nghề” lại tìm về vùng xuôi. Đó là điệp khúc buồn, mà bác sĩ Hồ Thư mong ban ngành chức năng tỉnh, huyện quan tâm, có cơ chế chính sách đặc thù để BV Nam Đông làm tốt công tác khám điều trị cho người dân tốt hơn thời gian đến.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top