ClockThứ Ba, 11/01/2011 16:37

Lợi ích và tác hại của rượu

TTH - Uống rượu là thói quen rất lâu đời của con người từ thời cổ đại, cách đây 2800 năm người ta đã biết uống rượu và dùng rượu. Rượu là thức uống không thể thiếu trong nghi thức, cuộc sống và trong đời thường. Rượu đi vào nếp suy nghĩ, vào thơ ca và tục ngữ. Khi vui người ta uống rượu, khi buồn cũng uống rượu, thưởng và phạt cũng uống rượu, chung rượu sum vầy và chung rượu tiễn biệt,… Trong mọi tình huống, mọi lúc mọi nơi người ta đều có thể uống rượu.

Ngoài ra, rượu còn là một nét văn hóa là niềm tự hào; là đặc sản của từng địa phương như rượu vang ở miền Boldeaux, rượu Sâm Banh của Pháp, rượu Vodka của Nga, rượu Đế, rượu Cần của Việt Nam,...  Nhiều loại rượu khác nhau từ nhẹ đến mạnh.

1. Thế nào gọi là rượu?
Bất kỳ thức uống nào có chứa cồn được gọi là rượu.
2. Phân loại
Tùy thuộc vào nồng độ cồn có trong rượu, người ta phân thành ba loại: Rượu chưng cất, bia và rượu vang.
Rượu đóng một trò thiết yếu trong tương tác xã hội. Nhưng nó cũng được biết đến với tác động tiêu cực của nó. Vậy, uống rượu tốt hay xấu?
3. Lợi ích của rượu
Uống rượu để chúc mừng cho sức khỏe, giảm căng thẳng thần kinh (giảm Stress), chống mệt mỏi cơ sau một ngày làm việc vất vả và rượu có tác dụng an thần.
Một số công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng uống rượu vừa phải giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuổi thọ được nâng cao ở những người uống vừa phải so với những người nghiện rượu nặng hoặc không uống rượu. Nếu chúng ta uống vừa phải, mỗi bữa ăn chúng ta nên uống hai tách rượu, nó sẽ làm giảm tỷ lệ tai biến mạch máu não (đột quỵ), giảm tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh Alzheimer và giảm cảm lạnh thông thường.
Uống rượu hợp lý, giảm rối loạn tiêu hóa, phòng trầm cảm, phòng loét dạ dày tá tràng (đối với những người không có bệnh loét dạ dày tá tràng), phòng ung thư tuyến tụy, giảm sỏi mật, tăng sức nghe và tăng trí nhớ, phòng rối loạn cường dương, giảm bệnh đái tháo đường (tiểu đường), giảm đau khớp và loãng xương. Giảm nguy cơ tử vong sau một cơn đau tim cấp, giảm mỡ máu, tăng HDL-cholesterol có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý thì rượu phản tác dụng và gây hại.
4. Tác hại của rượu
Rượu cũng có một tác hại khủng khiếp. Đặc biệt, ở phụ nữ gia tăng tỷ lệ bệnh gan và ung thư vú khi so sánh với nam giới. Uống rượu nhiều giảm sự tỉnh táo dẫn gây xung đột.
Rượu là một thức uống gây nghiện. Nếu uống rượu quá liều sẽ dẫn đến nhiều bi kịch: Tai nạn giao thông, lú lẫn, hội chứng nghiện rượu. Nghiện rượu dễ gây chuột rút ở cơ bắp, tăng tốc độ lão hóa, giảm sự thèm ăn, loãng xương và trầm cảm.
Nghiện rượu dẫn đến rối loạn nhịp tim (rung nhĩ), dễ gây cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim,... tăng huyết áp, xuất huyết não, tăng độc tính cho gan dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan, đặc biệt nhạy cảm đối những người có tiền sử viêm gan siêu vi.
Nghiện rượu thường dẫn đến tội phạm, ly tan gia đình, bị mất việc làm, quan hệ xã hội suy giảm.
Do vậy, rượu là con dao hai lưỡi nếu biết sử dụng nó là có lợi. Ngược lại, nếu nghiện rượu thì tác hại vô cùng.
TS. BS. Nguyễn Đức Hoàng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Các mẹ hãy đến với Mẹ Xinh để được tư vấn, chăm sóc trải nghiệm và chọn cho mình những gói chăm sóc cho bản thân và bé yêu phù hợp nhé!

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Lâu lâu bố mẹ nên tập bò với con, sẽ thấy môi trường của trẻ có những dị vật gì nhỏ thì chúng ta phải lượm và vất đi hoặc chúng ta cất lại, nếu không trẻ rất tò mò, bé cầm nó chơi rồi bỏ vô miệng dẫn đến hóc dị vật.

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Cách phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, trong đó hay gặp là virut đường ruột týp 71 (EV71) và Coxsackie A16. Virut EV71 có thể gây các biến chứng nặng và tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng
Return to top