Thế giới

Yemen: Giao tranh bất chấp lệnh ngừng bắn

ClockThứ Bảy, 16/05/2015 16:09
TTH.VN - Liên quân Arab hôm qua cảnh báo đang mất kiên nhẫn trước các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn của phiến quân Houthi tại Yemen sau 4 ngày thực thi cam kết.

Liên Hợp Quốc đã hối thúc các bên liên quan tôn trọng cam kết nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo. 

 
Súng vẫn nổ ở phía Tây Nam thành phố Taiz, Yemen ngày 15/5 khiến dân thường thương vong (ảnh: Reuters)

Lệnh ngừng bắn nhân đạo 5 ngày tại Yemen có hiệu lực hôm 12/5 vừa qua theo đề xuất của Saudi Arabia, quốc gia dẫn đầu liên quân 9 nước Arab đang thực hiện chiến dịch không kích tại Yemen chống lại nhóm phiến quân Hồi giáo Houthi dòng Shi’ite. Từ thời điểm này, liên quân Arab đã tạm ngưng các cuộc không kích, song cáo buộc bên đối lập liên tục vi phạm thỏa thuận, gây cản trở cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.

Trong một thông cáo, liên quân Arab nêu rõ, phiến quân Houthi đã 2 ngày liên tiếp vi phạm lệnh ngừng bắn, trong đó có một cuộc tấn công tại khu vực biên giới Saudi Arabia và các cuộc tấn công tại miền Nam Yemen nhằm giành quyền kiểm soát thành phố lớn thứ 2 đất nước.

Thông cáo cũng cảnh báo, dù luôn muốn lệnh ngừng bắn thành công, song sự kiềm chế và tôn trọng các thỏa thuận sẽ không thể kéo dài lâu nếu nó tiếp tục bị vi phạm. Trong khi đó, các nhóm phiên quân tại Yemen cũng khẳng định cam kết kiềm chế và không vi phạm lệnh ngừng bắn nhân đạo, song cáo buộc Saudi Arabia và các đồng minh vi phạm nhiều lần lệnh ngừng bắn.

Với sự hỗ trợ của các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Abdallah Saleh, phiến quân Houthi đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở miền Trung và miền Tây Yemen và hiện đang tiến về miền Nam, buộc Tổng thống Mansour Hadi và phần lớn các bộ trưởng nước này phải sáng lánh nạn tại Saudi Arabia.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm là cuộc khủng hoảng tại Yemen đã không còn là của người Yemen mà đã trở thành vấn đề khu vực và quốc tế khi lôi kéo sự tham gia của nhiều nước, với các cuộc đối đầu nghiêm trọng về lợi ích và hệ tư tưởng, đặc biệt là giữa các quốc gia, mà tiêu biểu là Iran quốc gia do người Siai đứng đầu với các nước vùng Vịnh do người Sunny lãnh đạo.

Từ khi nhóm phiến quân Houthi bắt đầu nổi lên hồi giữ năm ngoái, chính phủ Yemen nhiều lần chỉ trích sự can dự của Iran, cáo buộc nước này hỗ trợ vũ khí cho các nhóm phiến quân người Shi’ite, bất chấp sự phản đối của Iran.

Saudi Arabia, quốc gia đứng đầu liên quân Arab tại Yemen mới đây khẳng định đang cố gắng kiềm chế ảnh hưởng của Iran tại khu vực. Tại Hội nghị cấp cao giữa Mỹ và các nước vùng vịnh tại thủ đô Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thể hiện sự ủng hộ đối với các quốc gia vùng Vịnh khi ngầm thừa nhận Iran là nhân tố gây bất ổn tại Trung Đông, đồng thời khẳng định sẵn sàng hỗ trợ liên quân Arab chống lại  mọi mối đe dọa từ bên ngoài đối với sự toàn vẹn lãnh thổ. Tới nay, Mỹ mới chỉ cung cấp các hỗ trợ về hậu cần cho chiến dịch của liên quân A Rập.

Tổng thống Mỹ nói: “Hiện đang có một suy nghĩ rằng, cứ khi chúng tôi nói tới sự cần thiết phải phố hợp các nỗ lực nhằm giải quyết những yếu tố gây bất ổn và xung đột tại khu vực, tức là chúng tôi đang trực tiếp bày tỏ lo ngại về Iran. Cần phải nhớ rằng, lập trường của Mỹ là rõ ràng, một Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ gây nguy hiểm vì thế chúng tôi sẽ không để điều này xảy ra. Mỹ sẽ giúp các quốc gia Arab ở vùng Vịnh đối mặt với bất kỳ mối đe dọa quân sự thông thường nào, đồng thời tăng cường hợp tác an ninh để giải quyết những quan ngại về những hành động gây mất ổn định của Iran trong khu vực.”

Trong chuyến đi đầu tiên tới Yemen trên cương vị mới, phía viên Liên hợp quốc Ismail Ould Cheikh Ahmed hôm qua đã bày tỏ lo ngại về các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn và kêu gọi các bên tôn trọng cam kết chấm dứt các hành vi quân sự nhằm tạo điều kiện cho những hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp. Điều phối viên Liên Hợp Quốc về các vấn đề nhân đạo tại Yemen cùng ngày kêu gọi liên quân quốc tế nới lỏng việc kiểm soát các khu bực biên giới trên bộ và trên biển tại Yemen, đồng thời nhấn mạnh những biện pháp này đang gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa cứu trợ vào quốc gia Trung Đông này.

Cuộc xung đột tại Yemen đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Người dân phải sống trong tình cảnh không điện, nước, thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ít nhất 1.500 người đã thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương kể từ giữa tháng 3 vừa qua tại Yemen. Với lệnh ngừng bắn đạt được, nhiều tàu  chở hàng cứu trợ đã có thể vào Yemen và máy bay của các tổ chức phi chính phủ đã có thể hạ cánh xuống sân bay ở thủ đô Saana.

Một hội nghị về Yemen theo sáng kiến của các quốc gia vùng  Vịnh sẽ diễn ra vào ngày mai tại Saudi Arabia, nhưng không có sự tham dự của phiến quân Houthi. Nhóm này tới nay vẫn yêu cầu mọi cuộc đối thoại đều phải diễn ra trên lãnh thổ Yemen.

Thu Hoài (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top