Yêu mẹ từ những điều giản dị
TTH - Lần họp mặt gần đây, Đài đến sớm, lăng xăng hết chuyện này đến chuyện khác như muốn bù đắp cho bạn bè sau nhiều lần vắng mặt vì phải chăm mẹ.
Dù bạn vừa là người thân thiện, lại có tài khuấy động được các cuộc vui; nhưng chuyện hiếu thảo phải được đặt lên hàng đầu, nên bạn bè không ai dám “kèo nài”. Gặp bạn, ai cũng hỏi, “bà đỡ rồi à?”, để rồi tất cả đều khá ngạc nhiên khi bạn trả lời “bà có ốm đâu, chỉ là sợ bà ở nhà một mình buồn, anh em thay nhau đến nhà nấu cơm, ăn cơm, nói chuyện với bà. Hôm nay, em gái mình nghỉ ca, đến chơi với bà nên mình mới rảnh”.
Thường thì chỉ đến khi cha mẹ không tự chăm sóc bản thân mới cần con cái túc trực lo chuyện ăn uống, thuốc thang, vệ sinh… cho các cụ. Đã có nhiều gia đình, dù con đông, nhưng ai cũng lấy lý do này hay lý do khác, nào phải lo cho con cái, nào lu bu công việc… rồi chọn phương án tối ưu là thuê người chăm sóc cha mẹ. Vì thế, khi nghe chuyện của Đài, chúng tôi có chút chạnh lòng.
Qua lời kể của Đài, nhà bạn tuy nghèo lại đông anh em, nhưng vì từ nhỏ, anh em bạn đã quen với nếp sống về giá trị của sự sum họp mà ba bạn yêu cầu phải xem trọng ngang với chuyện mưu sinh. Khi còn sống, ông có quy định, con cái đứa nào phải đi xa lập nghiệp thì đành chịu, chứ ở gần mỗi tuần phải về nhà với cha mẹ một lần để cùng chăm sóc ngôi nhà chung, cùng ăn bữa cơm sum họp. Dần thì điều đó trở thành lẽ sống với anh em Đài, ai cũng mong đến cuối tuần để về nhà ba mẹ. Phần Đài, có nhiều năm định cư ở nước ngoài, sau khi trở về quê sinh sống, bạn càng trân quý hơn những ngày cùng anh chị em sum họp gia đình.
Không biết ngoài tôi ra, hôm đó có ai nữa trong số bạn bè cảm thấy hối tiếc bởi một điều gì đó từng bỏ qua lúc ba mẹ còn sống? Và tôi cũng đã thử chất vấn bản thân, nếu thời gian quay ngược, mình có chịu bỏ đi những bon chen, một vài cuộc vui… để dành nhiều thời gian hơn cho ba mẹ. Còn nhớ ngày xưa, khi ba tôi đang còn đương chức, dù không khó khăn lắm về kinh tế, nhưng ông đã rất vui khi con gái mua về cho bố mẹ nồi cơm điện, hay con trai ở xa nhờ người lắp máy nước nóng… Còn mẹ tôi, thì sẽ đi khoe khắp nơi khi nhận được chiếc áo hay cái vòng tay từ các con…
Đôi khi ta cứ nghĩ, phải là những điều gì đó to tát, như sắm sửa đồ dùng đắt tiền, xây lại nhà thờ, lo việc cúng bái linh đình… mới thật sự thể hiện lòng hiếu thảo. Để rồi, vô tình đã bỏ qua những việc làm tưởng như rất bình thường nhưng rất đỗi yêu thương dành cho cha mẹ như chia sẻ, tâm sự, nhổ tóc sâu, nắm đôi bàn tay già nua…
Chia tay các bạn, tôi tin rằng sau lần này sẽ có nhiều bạn trong chúng tôi kịp nhận ra được ý nghĩa từ những việc làm tưởng như rất bình thường ấy dành cho cha mẹ để sau này không phải hối tiếc.
ĐĂNG VIỆT
- Những vạt nắng mùa xuân (28/02)
- Chuyện cùng đồng đẳng viên (27/02)
- Rừng đào cho A Lưới (27/02)
- Trống giục vươn khơi (27/02)
- A Lưới: Triển khai ý tưởng vườn đào ở vùng cao (26/02)
- Xử lý dứt điểm các phát sinh đảm bảo quyền lợi người dân (26/02)
- Chưa đồng điệu giữa cung - cầu lao động (25/02)
- Kết nối doanh nghiệp, người lao động trực tiếp và trực tuyến (25/02)
-
A Lưới: Triển khai ý tưởng vườn đào ở vùng cao
- Xử lý dứt điểm các phát sinh đảm bảo quyền lợi người dân
- Mứt khế chua của ngoại
- Lục đục thương ơi…!
- Nuôi trâu bảo vệ rừng
- Ôi, quê tôi!
- Bàn giao ngôi nhà trị giá 80 triệu đồng cho gia đình bà Đặng Thị Đáng
- Ngon, lạ mứt sâm Bố Chính
- Gần 1.500 cán bộ, đoàn viên tham gia “Ngày Chủ nhật xanh - sạch - sáng - an toàn”
- Vườn hồng & homestay dưới chân Bạch Mã
-
Huế mang lại cho tôi nhiều cảm xúc đặc biệt
- Tâm Nguyễn Squall - từ chàng trai kém may đến youtuber có lượt theo dõi lớn
- Khẽ gọi mưa xuân ơi
- Thích ứng
- A Lưới: Triển khai ý tưởng vườn đào ở vùng cao
- Xử lý dứt điểm các phát sinh đảm bảo quyền lợi người dân
- Xung kích trên mọi “nẻo đường”
- Kết nối doanh nghiệp, người lao động trực tiếp và trực tuyến
- Chưa đồng điệu giữa cung - cầu lao động
- Chuyện cùng đồng đẳng viên