ClockThứ Hai, 13/06/2016 09:19

Yếu ngoại ngữ, sinh viên Việt Nam có thể “thua” ngay trên sân nhà

TTH - Gia nhập Cộng đồng ASEAN, sinh viên Việt Nam tốt nghiệp có thể mất việc làm ngay trên sân nhà nếu yếu ngoại ngữ và kỹ năng làm việc.

Năm 2015, Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN nên sẽ có sự dịch chuyển giữa sinh viên, nguồn nhân lực trẻ tuổi ở nước ta với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, khi gia nhập Cộng đồng ASEAN, sinh viên và lao động Việt Nam có thể bị mất việc ngay trên sân nhà vì trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng làm việc còn hạn chế.

Vậy họ phải làm gì để cạnh tranh với sinh viên và lao động ở các nước khác ngay tại quê hương mình? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã dành thời gian trả lời báo chí xung quanh vấn đề này.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết tình hình dịch chuyển sinh viên giữa Việt Nam và quốc tế khi chúng ta gia nhập Cộng đồng ASEAN?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay, số lượng sinh viên Việt Nam đi học ở nước ngoài là 130.000 sinh viên nhưng số lượng sinh viên nước ngoài học ở Việt Nam chỉ có khoảng 20.000. Như vậy là có sự mất cân bằng trong sự dịch chuyển giữa sinh viên nước ta ra nước ngoài học tập và ngược lại.

Vì vậy, Việt Nam đang nỗ lực để thu hút sinh viên các nước đến học tập ở Việt Nam, đặc biệt là từ khu vực ASEAN.

 
 

Hiện nay, có 34 chương trình đào tạo tiên tiến đang được triển khai giảng dạy tại một số trường ĐH dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhiều trường ĐH Việt Nam có các khóa học bằng tiếng Anh cũng như hợp tác với các trường đại học nước ngoài trong các chương trình liên kết đào tạo (hơn 400 chương trình). Nhiều đại học quốc tế đã được thành lập tại Việt Nam như ĐH Việt Đức, ĐH Việt Pháp, ĐH Việt Nhật hay Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh…

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.

Chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt khung trình độ quốc gia

PV: Công cụ căn bản và cần thiết nhất để tăng cường khả năng dịch chuyển của sinh viên, người lao động trong khu vực ASEAN nói riêng và với quốc tế nói chung là gì, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Công nhận bằng cấp, tín chỉ và khung trình độ quốc gia là những việc căn bản nhất cần thiết lập để tạo nền tảng dịch chuyển sinh viên.

Dựa vào khung trình độ quốc gia mà chúng ta sẽ ban hành, khung trình độ quốc gia ấy dựa trên tham chiếu khung trình độ ASEAN. Điều này có nghĩa là tất cả các yếu tố như trình độ, kiến thức, kỹ năng, trách nhiệm cá nhân đối với công việc… của các nước ASEAN đều có khung đánh giá như nhau.

Khi khung trình độ được tất cả các nước công nhận chung thì chúng ta tiến tới công nhận văn bằng và tín chỉ cho nhau. Như vậy, các trường ĐH, doanh nghiệp có thể tiến hành trao đối sinh viên và người lao động trong khối dễ dàng.

PV: Thưa Thứ trưởng, đến khi nào khung trình độ quốc gia Việt Nam mới hoàn thành?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã hoàn thiện dự thảo cuối cùng để chuẩn bị trình Thủ tướng phê duyệt khung trình độ quốc gia đó. Khung trình độ quốc gia một mặt tương thích với khung trình độ ASEAN, một mặt tương thích với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc gia trên thế giới.

Chính vì vậy, chúng ta có sự hài hòa giữa khung trình độ quốc gia ấy với cơ cấu hệ thống giáo dục thế giới để làm sao cho giáo dục, đào tạo của nước ta hội nhập nhanh với các nước.

PV: Khi sự dịch chuyển lao động giữa Việt Nam và ASEAN cũng như với nhiều nước khác, nhiều ý kiến lo ngại rằng, lao động Việt Nam có thể “thua” ngay trên sân nhà. Quan điểm của Thứ trưởng như thế nào về vấn đề này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Vấn đề này đã được Bộ GD-ĐT nhìn nhận từ lâu và đã có sự chuẩn bị. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã đưa việc dạy tiếng Anh vào tất cả trình độ của hệ thống giáo dục quốc dân từ năm 2010. Đây là điều kiện để hội nhập quốc tế đặc biệt là với các quốc gia ASEAN. Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với chuẩn đào tạo ở nước ngoài.

Mặc dù khung trình độ chưa được công bố nhưng Bộ đã ban hành Thông tư về chuẩn kiến thức ĐH dựa vào khung tham chiếu của ASEAN, đảm bảo chuẩn đầu ra của Việt Nam phù hợp thước đo trình độ khu vực, sao cho lao động của chúng ta được thừa nhận trong khu vực.

Ngành nghề thế giới đang cần thì phải nắm bắt

PV: Thưa Thứ trưởng, sắp tới chúng ta định hướng cơ cấu hệ thống giáo dục, đào tạo ngành nghề thế nào để đảm sinh viên ra trường có thể tìm kiếm việc làm?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Chúng ta rất khó để dự báo thị trường, nhu cầu lao động ở các ngành nghề khác nhau vì chúng ta là nước đang phát triển cho nên nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều thứ như đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân...

Chúng ta cũng rất khó để biết được năm sau bao nhiêu doanh nghiệp nước ngoài vào nước ta vì kinh tế phát triển rất nhanh nên khó dự báo. Tuy nhiên, các ngành mà thế giới nói chung đang cần thì Việt Nam cũng cần nắm bắt. Và chúng ta cũng đã mở những ngành như vậy để khi có đầu tư nước ngoài, có doanh nghiệp mới hình thành thì sinh viên Việt Nam có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay đều đang nhắm tới đào tạo thế hệ người lao động linh hoạt; đào tạo kiến thức rất căn bản kèm công nghệ và ngoại ngữ để trên cơ sở đó sinh viên và người lao động thích nghi với sự biến đổi ngành nghề vì yêu cầu trong mỗi ngành nghề hiện nay biến đổi rất nhanh cũng như thích nghi với các nền kinh tế khác nhau trong bối cảnh chuyển dịch sinh viên, lao động quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Ngoại ngữ-hành trang để bạn trẻ nắm lấy cơ hội việc làm

PV: Việt Nam mới bắt đầu tham gia dịch chuyển sinh viên trong khối ASEANThứ trưởng có lời khuyên nào dành cho các bạn trẻ?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Sinh viên chúng ta đào tạo ra hiện nay không chỉ làm việc ở thị trường trong nước mà bây giờ có thể làm việc ở thị trường ASEAN.

Năm nay là năm đầu tiên chúng ta có sự dịch chuyển lao động với các nước trong khối ASEAN nên có lẽ các bạn sinh viên còn bỡ ngỡ nhưng rồi các em cũng sẽ thích nghi với môi trường đó. Sinh viên Việt Nam phải năng động, phải tự mình đi tìm việc làm.

Để có thể cạnh tranh với những sinh viên và lao động ở các nước khác, sinh viên Việt Nam cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trong thời gian các em chưa đi làm hoặc chưa tìm được việc phải tăng cường học ngoại ngữ và để tự tin tìm kiếm việc làm.

PV: Xin cám ơn Thứ trưởng!

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top