ClockThứ Ba, 24/05/2016 14:46

Lãng phí “kho vàng” dược liệu Việt

Việt Nam có hơn 4.000 loài cây dược liệu, khai thác được 200 loài cây, nhưng chỉ có 14 loài cây đạt chất lượng “thu hái theo tiêu chuẩn quốc tế”. Ngoài ra, qua kiểm tra, 60% mẫu dược liệu chưa đạt chất lượng.

“Đầu vào” kém

Ông Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) nhận định, mỗi năm nước ta sử dụng khoảng 100.000 tấn dược liệu nhưng nguồn dược liệu trong nước mới chỉ được 25.000 tấn, còn lại phải nhập khẩu 75.000-80.000 tấn (gần 80%).

“Đây là sự lãng phí tài nguyên lớn khi Việt Nam có tới 4.000 loài cây thuốc, trong đó có nhiều loài thuốc quý” - ông Cường nhận định.

“Kiểm tra dược liệu tại Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư. Ảnh: Diệu Linh

Ngoài ra, ông Cường cũng nhấn mạnh, dược liệu nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, nhập lậu khá nhiều, do đó việc kiểm soát chất lượng rất khó khăn. Kết quả nhiều cuộc kiểm tra gần đây đều cho thấy, nhiều dược liệu giả, dược liệu nhái hoặc trộn lẫn hoá dược. Nhiều dược liệu đã bị chiết tách hết thành phần thuốc, chỉ còn bã...

Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm 400 mẫu dược liệu của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó có tới 20% mẫu dược liệu trộn cả rác, cát, xi măng, tạp chất hoặc ướp hoá chất độc hại để chống mốc, nhuộm màu… Còn năm 2015, Cục Quản lý y học cổ truyền (Bộ Y tế) cũng đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 150 mẫu (66%) không đạt chất lượng.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hồng Phương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền nhận định, sở dĩ tỷ lệ mẫu không đạt cao là vì khi lấy mẫu đã tập trung vào các loại dược liệu thường làm giả nhất như:  Thiên ma, Hoài sơn, Ý dĩ, Hoàng kỳ, Thăng ma (sử dụng loài khác để làm vị thuốc này). Hoặc vị Huyết đằng cũng thật giả lẫn lộn vì mỗi nơi sử dụng một kiểu khác nhau. Một số chất khác như Khương hoạt cũng chỉ còn bã (do đã chiết xuất hàm lượng thuốc)…

Manh mún dược liệu “nội”

Luật Dược sửa đổi có hiệu lực từ 1.1.2017 đã đưa nhiều điều khoản ưu tiên phát triển dược liệu trong nước; có chính sách quy hoạch, định hướng vùng nuôi trồng   dược liệu; ưu tiên các doanh nghiệp dùng dược liệu trong nước, dược liệu tươi (thu hái và được sử dụng ngay); không chào thầu dược liệu nhập khẩu; nghiêm cấm xuất khẩu các dược liệu quý hiếm; có các chế tài nghiêm khắc đối với hoạt động kinh doanh, sử dụng dược liệu giả, dược liệu kém chất lượng.

Ông Phùng Minh Dũng – Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex nhận định dược liệu nhập khẩu phần lớn từ Trung Quốc, nguồn gốc không xác định nên rất khó kiểm soát về chất lượng. Nhiều dược liệu giả, kém chất lượng rất khó nhận biết. Bởi vì tiêu chuẩn dược liệu được quy định trong Dược điển Việt Nam chưa đầy đủ, thậm chí thiếu quy định về hàm lượng hoạt chất, thiếu căn cứ để phân biệt đâu là dược liệu tốt, dược liệu chưa đạt.

Theo ông Dũng, Việt Nam phải nhập khẩu 80% dược liệu là rất phi lý. Vì nguồn dược liệu của Việt Nam dồi dào, tiềm năng phát triển vùng trồng dược liệu trên cả nước là rất lớn như Hà Giang đang có dự án trồng 12.600ha trên 6 huyện nghèo; Bắc Giang hơn 129.000ha đất nông nghiệp, 110.000ha đất lâm nghiệp, có môi trường trồng dược liệu rất tốt nhưng hiện mới trồng 500ha dược liệu; Quảng Ninh có hơn 600 loài dược liệu có thể phát triển tốt…

Tuy nhiên, ông Cường nhận định, dù đa dạng về cây thuốc, thuận lợi về môi trường nhưng Việt Nam thiếu các quy trình chuẩn để trồng trọt và thu hái dược liệu có chất lượng. Hiện trong hàng trăm loại dược liệu được trồng chỉ mới có 14 loại đạt tiêu chuẩn chất lượng GACP-WHO- tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng hạn chế nghiên cứu, phát triển thuốc từ dược liệu trong nước, đặc biệt công nghệ chiết xuất hoạt chất thuốc từ dược liệu rất kém.

Có những dây chuyền khiến cho dược liệu bị mất đi các hoạt chất, không khai thác được triệt để các loài thuốc quý. Ví dụ như cây Sâm Ngọc Linh – loài sâm quý được tìm thấy ở Kon Tum, được nhiều nghiên cứu đánh giá là loài sâm tốt nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào sản xuất thuốc từ Sâm Ngọc Linh không nhiều, chủ yếu được dân gian dùng để ngâm rượu. Cây Thông đỏ Lâm Đồng – loài cây có các hoạt chất chữa được bệnh ung thư, tuy nhiên, hiện nay loài cây này mới chỉ thu hái thô sơ, đa số người dân dùng lá để pha nước uống.

“Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên giá thành dược liệu nội thường cao, doanh nghiệp sản xuất đông dược cũng “ngại” dùng. Điều đó càng khiến cho nguồn dược liệu trong nước bị lãng phí” – ông Cường cho biết.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

TIN MỚI

Return to top