ClockThứ Tư, 25/11/2015 14:43

Cứu người giữa dòng nước dữ

TTH - Vẻ ngoài không có gì đặc biệt, nhưng anh Lê Sỹ Huấn (ở thôn Tây Thành, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã “họa” nên một hình ảnh thật đẹp khi dũng cảm bất chấp nguy hiểm, cứu một học sinh đang bị dòng nước dữ cuốn đi.
Anh Lê Sỹ Huấn.

Những cơn mưa lớn đầu tháng 11 kéo dài suốt mấy ngày liền khiến con nước chảy qua cống Hói Đuồi ở thôn Tây Thành vốn hiền lành trở nên hung dữ. Hôm đó, em Dương Thị Thúy Nữ, học sinh lớp 7/1 Trường THCS Đặng Tất (huyện Quảng Điền), cùng các bạn đi học về ngang qua cống, không may rơi cả người và xe đạp xuống dòng nước đang chảy xiết. Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, Huấn đang làm việc tại tiệm may gần đó chạy vội ra. Thấy em học sinh bị nước cuốn đi, sắp sửa chìm, không một giây chần chừ, anh nhảy ngay xuống dòng nước dữ, bơi cật lực mới tiếp cận và cứu được nạn nhân.

Chồng đi làm, các con đi học hết, trong căn nhà nhỏ giữa thôn Kim Đôi (xã Quảng Thành), chỉ mình bà Trương Thị Hồng (mẹ của em Nữ) đang loay hoay giặt giũ. Chốc chốc, bà ngừng tay ngồi lặng vì vẫn còn chưa hết cảm giác muốn “rụng tim”, dù hơn mười ngày đã trôi qua. Hôm đó, đứa con chưa qua cơn hoảng loạn, tái nhợt trong bộ áo quần lạ hoắc được bạn đưa vào tận sân nhà mà bà vẫn cứ ngỡ là “người khác”. Phải dụi mắt mấy lần bà mới tin đó là con gái mình, khi Nữ thều thào nói “mẹ ơi con đây, suýt chút nữa con chết đuối rồi”. Người mẹ lao tới ôm đứa con đang mất hồn vì vừa trải qua những giây phút cận kề cái chết. “Đứa bạn đưa Nữ về kể, khi con tui không may rơi xuống cống, nước chảy mạnh và xiết quá nên nhiều người đi đường không ai dám nhảy xuống. Một đứa trong nhóm thấy vậy hốt hoảng chạy vào cầu cứu chị chủ quán tạp hóa gần đó. Biết chuyện, anh Huấn chạy ra nhảy ngay xuống cứu. Nếu không có anh Huấn thì...” mẹ nạn nhân khẽ rùng mình. Bà Hồng bảo không dám nghĩ đến những điều khủng khiếp giáng xuống gia đình, nếu như không có hành động dũng cảm, nghĩa hiệp của người thanh niên thôn Tây Thành.

“Chỉ chậm vài phút nữa, cô bé ấy khó có cơ hội sống sót. Mấy hôm liền mưa to, nước lớn và chảy xiết quá, e người biết bơi nhảy xuống cũng còn sợ nguy hiểm đến tính mạng”- chị Tống Thị Loan, chủ quán tạp hóa gần nơi xảy ra tai nạn nhớ lại. Chị kể, đang trông quán thì một cậu nhóc mặt tái xanh tái xám chạy vào la thất thanh, bảo có học sinh đi học về rơi xuống cống đuối nước. Tuy cũng biết bơi nhưng nghĩ đến dòng nước đang rất “dữ”, không dám mạo hiểm nên chị vội chạy sang tiệm may của anh Huấn ngay sát cạnh kêu cứu. “Cậu ấy liền lao ra. Lúc đó cô bé kia đã bị cuốn xa khoảng 25 mét, bị nhấn chìm chỉ còn những cánh tay chới với. Không chần chừ một giây, nên cậu ấy mới bơi đuổi kịp cứu được. Nạn nhân bị uống nhiều nước lả cả người. Tui và một số người khác cùng cậu Huấn đưa người bị nạn vào nằm trong quán, lấy áo quần khô cho Nữ, đợi sức khỏe cô bé khá hơn mới đưa về nhà.

Câu chuyện về người thanh niên dũng cảm lan nhanh. Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà anh Huấn, người dân địa phương nhiệt tình chỉ dẫn kèm với những lời cảm phục. Ông Đào Lý, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Thành tấm tắc: “Hành động của anh Huấn là hành động đẹp, dũng cảm, rất đáng nêu gương”. Thế nhưng anh Huấn lại giản dị nói rằng, bất cứ ai thấy người khác; nhất là một em nhỏ đang nguy hiểm đến tính mạng như thế cũng sẽ hành động như anh mà thôi. “Đó là việc làm bình thường chứ không có gì to tát”- anh Huấn nhẹ nhàng chia sẻ.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng

Đọc được bài báo "Sông Hai Nhánh - dấu ấn hào hùng" của nhà báo Phạm Hữu Thu (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số: 9122 và 9123 ra các ngày 25, 26/4/2024), chúng tôi chợt nhớ mấy câu thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước”.

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP:
Một sự lựa chọn của lịch sử

Cách đây 40 năm, vào tháng 2/1984, Hội Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức xét phong, bình chọn ra 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại, trong đó Việt Nam tự hào có 2 vị được đưa vào danh sách này - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một sự lựa chọn của lịch sử
Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Return to top