Thế giới

Đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất công nghệ năng lượng sạch đang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

ClockThứ Tư, 08/05/2024 06:22
TTH - Theo một báo cáo mới được Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) công bố, năng lực sản xuất toàn cầu đối với năng lượng mặt trời hiện đã đáp ứng được những gì cần thiết trong thập kỷ này theo lộ trình phát thải ròng bằng 0.

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanhMỹ đầu tư 20 tỷ USD vào năng lượng sạch ở các cộng đồng thu nhập thấpNhật Bản, Mỹ, Philippines sẽ hợp tác về năng lượng sạch và chip

 Những tấm pin năng lượng mặt trời tại Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Các khoản đầu tư bùng nổ vào sản xuất các công nghệ năng lượng sạch, đặc biệt là năng lượng mặt trời và pin, đang trở thành một động lực kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu, tạo ra cơ hội mới về việc làm và công nghiệp.

Trong báo cáo có tiêu đề “Thúc đẩy sản xuất công nghệ sạch”, IEA cho hay, đầu tư toàn cầu vào sản xuất 5 công nghệ năng lượng sạch quan trọng bao gồm: năng lượng mặt trời, gió, pin, máy điện phân và bơm nhiệt, đã tăng lên 200 tỷ USD vào năm 2023, tăng hơn 70% từ năm 2022, chiếm khoảng 4% tăng trưởng GDP toàn cầu.

Chi tiêu cho sản xuất năng lượng mặt trời đã tăng hơn gấp đôi vào năm ngoái, trong khi đầu tư vào sản xuất pin tăng khoảng 60%.

Báo cáo nói thêm, nhiều dự án sẽ sớm đi vào hoạt động. Khoảng 40% các khoản đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch vào năm 2023 được hướng đến các cơ sở, trong đó dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024. Đối với pin, tỷ lệ này tăng lên 70%.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: “Sản lượng kỷ lục từ các nhà máy pin và năng lượng mặt trời đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch, và nguồn đầu tư mạnh mẽ vào các cơ sở mới và sự mở rộng của các nhà máy sẽ tiếp thêm động lực trong những năm tới”.

“Mặc dù vẫn cần đầu tư nhiều hơn đối với một số công nghệ, và sản xuất năng lượng sạch có thể được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn cầu, nhưng hướng đi đã rõ ràng. Các nhà hoạch định chính sách có cơ hội to lớn để thiết kế các chiến lược công nghiệp lấy cốt lõi là chuyển đổi năng lượng sạch”, ông Fatih Birol lưu ý.

Dữ liệu và phân tích mới của IEA dựa trên đánh giá cấp nhà máy của hơn 750 cơ sở, trong đó cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là nhà sản xuất có chi phí thấp nhất trong tất cả các công nghệ năng lượng sạch. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất pin, năng lượng gió và năng lượng mặt trời thường đắt hơn từ 20 - 30% để xây dựng ở Ấn Độ so với ở Trung Quốc, và cao hơn từ 70 - 130% tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, phần lớn tổng chi phí sản xuất cho các công nghệ này (từ 70 - 98%) được ước tính là từ chi phí vận hành, bao gồm các yếu tố đầu vào như năng lượng, nhân công và vật liệu.

Qua đó, báo cáo cung cấp hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách khi họ chuẩn bị các chiến lược công nghiệp tập trung mạnh mẽ vào sản xuất năng lượng sạch; trong đó kết hợp những hiểu biết sâu sắc được thu thập tại cuộc đối thoại cấp cao về đa dạng hóa sản xuất công nghệ sạch được tổ chức tại trụ sở của IEA ở Paris hồi tháng 11 năm ngoái.

LÊ THẢO (Lược dịch từ IEA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối

Các chính phủ thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 27/5 đã chính thức thông qua một đạo luật mới, được thiết kế nhằm đảm bảo khối khu vực châu Âu sản xuất 40% các tấm pin năng lượng mặt trời, tua-bin năng lượng gió, máy bơm nhiệt và các thiết bị công nghệ sạch khác.

EU thông qua đạo luật tăng cường sản xuất công nghệ xanh trong khối
Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt

Các loại hình kinh doanh có nhiều khả năng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhất đang chứng kiến​​sự tăng trưởng về năng suất của người lao động, nhanh hơn gần 5 lần so với các loại hình kinh doanh khác. Điều này làm tăng hy vọng thúc đẩy đối với nền kinh tế rộng lớn hơn, Công ty kiểm toán PwC cho biết trong một báo cáo được công bố ngày hôm nay (21/5).

Lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ trí tuệ nhân tạo có năng suất tăng vọt
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Return to top