ClockThứ Tư, 18/01/2017 07:11

Dạy tính trung thực

TTH - Cầm quyển sổ liên lạc của con trên tay, vợ chồng tôi không khỏi bất ngờ về điểm số: Toán 9, tiếng Việt 7, Anh văn 8 điểm. Hai môn đầu, tôi biết là thực học của con, còn Anh văn – cháu có đọc được chữ nào đâu mà cũng được số điểm chất ngất đến vậy?

Hỏi con về điểm Anh văn vì sao “xuất thần” đến vậy, cháu hồn nhiên trả lời: “ Cô giáo vô lớp bày cho mẹ ạ”. Thì ra là vậy! Phụ huynh như tôi nên vui hay buồn đây?

Theo thời khóa biểu của cháu, học sinh lớp 2 một tuần học hai tiết Anh văn chính khóa và hai tiết Anh văn tăng cường. Riêng Anh văn tăng cường (AVTC) được áp dụng từ năm lớp 1. Phụ huynh và học sinh có quyền tự chọn, nhưng đa phần phụ huynh đều đăng kí. Lý do là vì tiết học xếp xen kẽ trong thời khóa biểu chính thức, nên cháu nào không học thì tiết đó biết làm gì với cái sân trường im lặng? Mặt khác, đa phần nhà trường thường đưa học AVTC với chính sách: học sinh sẽ được học ở những khu có cơ sở vật chất đầy đủ, tiện nghi hơn hay học AVTC thì mới được học bán trú.... Vì vậy, dù chưa hẳn đã có nhu cầu bổ sung kiến thức ngoại ngữ (vì lớp 1, 2, tiếng bản địa – tiếng Việt, nhiều cháu còn chưa đánh vần trôi chảy), nhưng với những lý do trên, phụ huynh nào lại nỡ... không cho con mình bằng bạn bằng bè, chưa kể cũng “kẹt” trong cái thế nhà trường đưa ra, nên... thôi kệ!

Nhìn lại thực học và điểm số của con, là một phụ huynh, chúng tôi có có quyền đặt ra câu hỏi: Mức thu và tăng tiết dạy liệu có tỉ lệ thuận với chất lượng dạy học của thầy, cô giáo với học trò? Liệu trong chương trình AVTC, ai sẽ là người đứng ra dạy và ai là người đứng ra giám sát, đánh giá?

Hiện nay, trên địa bàn TP. Huế, đa phần các trường tiểu học đều dạy AVTC. Lý do  thì đầu năm nhà trường đã thông báo rõ: “… nhằm nâng cao chất lượng học tập của  học sinh trong thời đại mới, thời đại của phát triển và hợp tác quốc tế...”.

Quả thực đó là mục tiêu hết sức chính đáng và phụ huynh hoàn toàn đồng thuận. Nhưng dạy như thế nào, đánh giá ra làm sao lại là cả vấn đề. Những người làm cha, làm mẹ chúng tôi không quá kỳ vọng vào con mình, cũng như không muốn tạo lên con cái áp lực về điểm số. Điểm cao là tốt, nhưng phải thực chất của con, chúng tôi không thể học thay, làm thay con và các thầy cô cũng vậy.

Tại sao không thay vì dạy để các cháu biết, các cháu hiểu, chúng ta lại làm hộ? Nhà trường, xã hội phải chăng đang lo và giao cho các cháu trọng trách quá lớn trong thời đại hội nhập mà quên đi gốc rễ cho sự phát triển của xã hội là hoàn thiện, phát triển nhân cách con người? Thay vì cho các cháu những điểm số trên trời hãy dạy cho các cháu nhìn xuống mặt đất, nhìn xung quanh và học được lòng tự trọng và tính tự giác cũng như trung thực với chính mình.

Trẻ em như tờ giấy trắng, gia đình và nhà trường là những người vẽ những nét vẽ đầu tiên. Vậy nên, có nên đưa AVTC cùng với lối dạy ấy vào trường học để “vẽ đường” thói gian lận trong thi cử cho “hươu, nai”, nhất là những “con nai” đầu cấp? Để rồi chúng ta sẽ nhận được trái đắng là cả một thế hệ gian dối, ỷ lại, trông chờ vào người khác mà quên đi giá trị đích thực của bản thân mình.

Thay vì cho các cháu điểm cao, mong thầy, cô hãy dạy cho con cái chúng tôi sự trung thực và sống có tự trọng.

Nghi Vạn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Dạy và học môn tích hợp trong trường trung học cơ sở

Môn tích hợp là môn học mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, áp dụng giảng dạy trong các trường trung học cơ sở (THCS) từ năm 2021. Trong đó, môn khoa học tự nhiên (KHTN) tích hợp từ môn lý, hóa, sinh; môn lịch sử và địa lý (SĐ) tích hợp từ hai môn lịch sử và địa lý. Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cũng đã thực hiện việc tổ chức đào tạo mới giáo viên, sách giáo khoa, tập huấn đầu năm học. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện chương trình đã xuất hiện nhiều khó khăn và bất cập.

Dạy và học môn tích hợp trong trường trung học cơ sở
Dạy chữ giỏi, dạy nghề hay

Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) Phú Lộc đã và đang là “địa chỉ đỏ” về giáo dục và dạy nghề.

Dạy chữ giỏi, dạy nghề hay
Sẽ không có giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh giao tiếp

Bắt đầu từ năm học 2021-2022, giáo viên ở các trường trung học cơ sở (THCS) sẽ đảm nhận toàn bộ chương trình dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh, thay vì học giáo viên nước ngoài như lâu nay. Sự thay đổi này có nhận được đồng tình từ học sinh và phụ huynh?

Sẽ không có giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh giao tiếp
Dạy song ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số

Mỗi lớp mầm non ở các huyện miền núi đều có hai giáo viên. Một trong hai cô phải biết tiếng dân tộc để còn “phiên dịch” khi các em chưa hiểu nghĩa tiếng Việt.

Dạy song ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số
Return to top