ClockThứ Hai, 18/01/2021 14:16

Dạy song ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số

TTH - Mỗi lớp mầm non ở các huyện miền núi đều có hai giáo viên. Một trong hai cô phải biết tiếng dân tộc để còn “phiên dịch” khi các em chưa hiểu nghĩa tiếng Việt.

Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc: Cái khó ló cái khônTrẻ dân tộc tự tin vào lớp 1

Kèm tiếng Việt tại nhà cho trẻ mầm non ở A Lưới

Gắn chữ song ngữ ở các vật dụng

Trong cái lạnh tái tê của những ngày cuối năm, các lớp học Trường mầm non A Ngo (A Lưới) vẫn rộn rã. Trường có gần 200 em, chủ yếu là dân tộc Tà Ôi và Cơ Tu. Các em bắt đầu học tiếng Việt bập bẹ, bởi trước khi đến trường, các em đều sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường để giao tiếp tiếng Việt. Vốn tiếng Việt ít ỏi nên lắm lúc cô giáo phải dùng cử chỉ, hình ảnh để giúp các em hiểu. Khó nhất là việc giúp trẻ phân biệt các dấu thanh. Rào cản về mặt ngôn ngữ khiến nhiều trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục.

Toàn tỉnh có 31 trường mầm non có trẻ dân tộc thiểu số với 225 nhóm lớp. Trẻ em dân tộc trong độ tuổi ra lớp đạt 40,79% ở độ tuổi nhà trẻ, 98,28% độ tuổi mẫu giáo và 100%. 100% trẻ em vùng dân tộc thiểu số đến trường được tổ chức học 2 buổi/ngày bán trú tại trường.

Cách dạy trẻ tiếp cận tiếng Việt nhanh nhất là thông qua các trò chơi, các buổi sinh hoạt lồng ghép với những lễ hội dân tộc. Các cô giáo phải sưu tầm đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống của trẻ, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm hình ảnh minh họa. Qua các đợt khảo sát chất lượng cuối năm học, phần lớn các cháu đều rất mạnh dạn, tự tin giao tiếp, có thể nói được đủ câu, kể cả câu dài một cách rõ ràng. Nhiều cháu còn có thể kể chuyện, đọc thơ diễn cảm và thuộc lời bài hát.

Một sáng tạo của các giáo viên mầm non là bất cứ vật dụng, đồ chơi, đồ dùng học tập nào cũng gắn dòng chữ “song ngữ” cho trẻ tiện nắm bắt. Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Hiệu trưởng Trường mầm non A Ngo chia sẻ.

Khuyến khích phụ huynh trò chuyện bằng tiếng Việt

Theo cô giáo Võ Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông), để dạy tốt tiếng Việt cho trẻ, giáo viên phải biết sử dụng hai thứ tiếng (bên cạnh tiếng Việt các giáo viên phải học tiếng dân tộc). Giáo viên phải thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn về kỹ năng và các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, đồng thời phải tích cực tạo môi trường tiếng Việt cho trẻ.

Ở gia đình, trẻ thường giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Cái khó là nhiều phụ huynh người dân tộc vẫn chưa nói lưu loát tiếng Việt. Cô giáo Lê Thị Lân, giáo viên Trường mầm non Hồng Thượng, kể: Ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đến nhà các em để "dạy kèm" cho phụ huynh; vận động cha mẹ trẻ thường xuyên dành nhiều thời gian nói chuyện, giao tiếp, chơi với trẻ; khuyến khích bố mẹ đọc sách cùng con mọi lúc mọi nơi. Qua già làng trưởng bản, chúng tôi đưa tiếng Việt vào các buổi sinh hoạt cộng đồng.

Ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Sau 5 năm thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, toàn tỉnh xây mới 48 phòng học, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng. 100% các cơ sở giáo dục mầm non đã lồng ghép các nội dung của đề án vào trong chương trình dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cho rằng, cần tăng cường nhân rộng mô hình giáo dục song ngữ cho trẻ em dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tài liệu song ngữ cần được lấy ý kiến rộng rãi và thử nghiệm trước khi áp dụng trên diện rộng. Khi thực hiện, cần có đánh giá cẩn thận, đầy đủ, trong đó phải lường hết các khó khăn khi thực hiện chính sách để có những sự điều chỉnh, hỗ trợ phù hợp.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu

Chiều 15/11, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tổ chức Chương trình tuyên dương “Giáo viên, Giảng viên trẻ tiêu biểu” lần thứ III, năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

Tuyên dương 26 giáo viên, giảng viên trẻ tiêu biểu
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

TIN MỚI

Return to top