ClockThứ Tư, 13/05/2015 10:30

Hình tượng Hồ Chủ tịch - nguồn cảm hứng cho các nghệ nhân Phường Đúc

TTH - Những sản phẩm nghề truyền thống về Bác đã được các nghệ nhân phường Đúc (TP Huế) gửi gắm tâm tư, tình cảm, nâng tầm thành các tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn bản sắc địa phương. Gặp gỡ và tiếp xúc với những người thợ tài hoa nghề đúc, chúng tôi cảm nhận được niềm tin yêu của các nghệ nhân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu truyền qua nhiều thế hệ đồng thời với nghề truyền thống gia đình. Điều đó thể hiện nét văn hóa uống nước nhớ nguồn của người dân Huế.

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi đọc báo do nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn thực hiện

Ông Nguyễn Văn Viện, nghệ nhân đúc đồng lớn cả về tuổi đời và tuổi nghề vui vẻ giới thiệu cho chúng tôi những sản phẩm ông đã thực hiện. Đặc biệt, với ông hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài mà ông tâm đắc. Trong đó, tác phẩm mà ông luôn nâng niu gìn giữ là bức phù điêu “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo ở chiến khu Việt Bắc”. Những đường nét trên khuôn mặt Bác được thực hiện hoàn thiện, thể hiện sự chăm chút kỹ lưỡng, như tình cảm của một người dân phường Đúc nhớ Bác. Cùng với bức phù điêu chân dung Bác Hồ, ông còn sáng tạo một số tác phẩm đặc biệt về chiếc nón lá Huế, cầu Trường Tiền với những đường nét vô cùng phong phú, tinh xảo. Các tác phẩm đã tham gia các cuộc thi sản phẩm nghề thủ công truyền thống toàn quốc và địa phương đạt giải cao và được ông để ở những vị trí trang trọng trong gia đình.

Nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn lại có hình mẫu khác để thể hiện hình ảnh Bác Hồ trên chất liệu đồng. Vẫn là hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc báo, nhưng ông đã thực hiện bức tượng toàn thân một cách sống động, chân thật. Năm 2000, người cha của ông (nghệ nhân Nguyễn Văn Sính) đã hoàn thành bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày ở không gian long trọng của Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế trong sự ngưỡng mộ của quần chúng nhân dân và khách tham quan đối với tài hoa của một nghệ nhân phường Đúc. Thì nay, ông lại thực hiện tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với hình khối nhỏ hơn, nhưng vẫn thần thái của Bác Hồ được thể hiện rất chân thật. Tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con Huế đối với Bác Hồ đã được thể hiện qua nghề truyền thống của gia đình như thế.

Phù điêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Văn Lô thực hiện

 
Ông Nguyễn Văn Đệ, một nghệ nhân lớn tuổi khác của làng nghề đúc đồng, đã rất nhiệt tình hướng dẫn cho chúng tôi tham quan khu nhà xưởng của gia đình. Tại ngôi nhà xưởng rộng lớn ở Phường Đúc (TP Huế) này, nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đời. Khác với các nghệ nhân khác, ông và con trai cũng là một nghệ nhân còn rất trẻ, đã sáng tạo 3 mẫu tượng về Chủ tịch Hồ Chí Minh (toàn thân, bán thân), trong đó độc đáo và lạ nhất là bức tượng toàn thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ngồi trên ghế. Thời điểm nawm 2013, chỉ có ở gian trưng bày sản phẩm nghề của gia đình ông Nguyễn Văn Đệ có bức tượng hình khối như thế.
Trên đường Lê Lợi, ngang qua Trường ddại học Sư phạm Huế có Biểu tượng anh Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) tham gia phong trào chống thuế tại Tòa Khâm sứ Trung Kỳ năm 1908. Đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật được ra đời năm 2005 với sự góp sức của những người thợ đúc đồng ở Hợp tác xã cao cấp đúc Thắng Lợi. Để hoàn thành bức phù điêu với những đường nét thể hiện tinh xảo, yêu cầu chất lượng mỹ thuật cao, những người thợ đã mất nhiều ngày ròng rã để làm các mảnh khuôn lớn, ghép lại. Bức phù điêu sau khi hoàn thành được gắn trang trọng ở vị trí trung tâm Biểu tượng, ngày ngày đón bước chân khách bộ hành ghé thăm với niềm trân trọng, ngưỡng mộ.
Năm 1997, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cũng đã tiếp nhận và tổ chức trưng bày bức phù điêu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng gang do ông Nguyễn Văn Lô, một người thợ của phường Đúc thực hiện năm 1975 để thờ trong gia đình.
Nhà tưởng niệm ở Di tích lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế được gắn 2 bức phù điêu bằng đồng ở mặt tiền. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế ngoài việc trưng bày bức tượng đồng Bác Hồ do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đúc năm 2000 ở vị trí gian long trọng, còn có một số bức phù điêu do những nghệ nhân phường Đúc đồng Huế thực hiện, Biểu tượng chiến thắng với hình ảnh những cành mai vàng, phù điêu sau lưng tượng Bác với hình ảnh cầu Trường Tiền, Ngọ Môn, sông Hương, chùa Thiên Mụ với đường nét sắc sảo, thể hiện tài hoa bậc nhất của người thợ phường Đúc đồng truyền thống xứ Huế cũng là tác phẩm có giá trị nghệ thuật và ý nghĩa sâu sắc.
Tư Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Return to top