ClockThứ Bảy, 27/04/2024 06:59

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

TTH - Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Các cựu chiến binh trở lại thăm sông Hai Nhánh 

“Những con hổ xám đường 14” là biệt danh mà Thành đội trưởng Huế Thân Trọng Một đặt cho Trung đội A Lơn, khi đơn vị này được yêu cầu đưa quân về đánh nghi binh để Thành đội Huế bí mật rút sau nhiều ngày bị đối phương bao vây ở núi 815.

Trung đội A Lơn trên thực tế đã phát triển thành Đại đội vào năm 1967 và mặc dù tên chính thức của nó là Ba Tơ (Quận 4 miền Tây Thừa Thiên) nhưng vì nể phục và ấn tượng về lối đánh “xuất quỷ nhập thần”, đánh đâu thắng đó nên người ta đã lấy tên người chỉ huy để đặt cho đơn vị!

Theo ông Hồ Viết Đen, nguyên Đại đội trưởng A Lơn từ 1969 - 3/1975, Đại đội ông có 52 binh sĩ được phân thành 3 trung đội, có nhiệm vụ bảo vệ tuyến hành lang từ Bắc Truồi đến sông Hai Nhánh, trong đó có tuyến Tỉnh lộ 14B.

Do cán bộ, chiến sĩ đều là con em dân tộc Cơ Tu ở Nam Đông, sau khi gia nhập bộ đội địa phương họ được đặc công huấn luyện. Nhờ trang bị kỹ năng đánh cận chiến lại thông thuộc địa hình, giỏi leo trèo, quen băng rừng, lội suối nên họ thoắt ẩn thoắt hiện rồi bất ngờ tấn công, đối phương chưa kịp phản ứng thì họ đã rút. Chính lối đánh này làm cho đối phương vô cùng khiếp sợ và biệt danh “những con hổ xám đường 14” xuất hiện từ đó.

Khi được về sông Hai Nhánh, ngoài đánh nghi binh cầm chân đối phương ở núi 815, Đại đội A Lơn tổ chức đánh địch ở dốc Công Sự, dốc Thanh Niên, dốc Chuối, khe La Ma… ngăn không cho đối phương đánh chiếm hậu cứ. Có những toán thám báo, biệt kích vừa đặt chân đến đã bị Đại đội A Lơn tiêu diệt.

Từ năm giữa năm 1966 đến khi ký kết Hiệp định Paris 1973, chỉ tính tại khu vực sông Hai Nhánh, Đại đội A Lơn đã đánh 22 trận, trong đó có trận đánh giành thắng lớn diễn ra vào ngày 28/1/1971, đã diệt được 120 tên địch, thu nhiều chiến lợi phẩm.

Chính nhờ có Đại đội A Lơn trấn giữ nên điểm xung yếu khu vực sông Hai Nhánh ít khi bị đối phương đổ quân ngăn chặn hoặc kiềm tỏa, do vậy mà chúng ta không thể không ghi công những “con hổ xám” này!

Theo thuyền xuôi về dòng Tả Trạch, khi đến gần đỉnh núi Mỏ Tàu, chúng tôi bất ngờ khi Chủ tịch UBND xã Dương Hòa - Dương Văn Thức chỉ cho cho xem ngọn đồi nằm gần đó và cho biết trên ấy có một ngôi miếu thờ liệt sĩ!

Sau này tôi mới biết cái đồi không tên ấy nay có tên là “Đồi cột cờ” do cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 6 Quân khu Trị Thiên tham gia đánh căn cứ Mỏ Tàu đặt vào năm 1974. Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hân (Gia Lâm, Hà Nội), người bị thương khi tham gia đánh căn cứ Mỏ Tàu cho biết, khi Đại đội ông chiếm được ngọn đồi này, để thể hiện chủ quyền quân ta đã cắm cờ Giải phóng lên đó. Để tiện phân biệt với những ngọn đồi xung quanh, chúng tôi đặt là “Đồi cột cờ”!

Trong một lần trở lại thăm chiến trường xưa khi biết các ông Phan Văn Thông, Hồ Đắc Lực và nhiều người khác dựng ngôi miếu thờ liệt sĩ, Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hân xin được dựng trước mặt ngôi miếu một cột cờ nhằm tưởng nhớ đồng đội!

Đó là sự tri ân của Nhân dân đối với những người con ưu tú của đất nước nên rất đáng trân trọng.

Riêng về sông Hai Nhánh, với những gì tôi biết và thuật lại sau chuyến đi này, có thể khẳng định: Đây là địa điểm lịch sử của cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Tại đây, bất chấp hiểm nguy của đạn bom có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cách mạng đã hy sinh khi vượt sông.

Có một thuận lợi không thể không đề cập, sau khi hồ thủy lợi Tả Trạch được xây dựng, tuyến đường sông từ thân đập lên đầu nguồn sông Hai Nhánh trở nên thuận lợi.

Thuyền máy chạy chưa đầy một tiếng là tới nơi. Nước dòng Tả Trạch trong xanh và bốn mùa ăm ắp nước, chỉ cần hai bờ Tả Trạch mở thêm bến thuyền, cắm biển chỉ dẫn những nơi mà trong chiến tranh, các cơ quan lập hậu cứ là ta đã có thể mở tuyến du lịch tham quan và trải nghiệm.

Còn trên ngọn đồi 229 - nơi hợp lưu dòng sông Hai Nhánh có thể dựng một ngôi đền tưởng niệm và bia ghi công, trong đó có công lao của Đại đội A Lơn bảo vệ tuyến sông Hai Nhánh trong những năm gian khổ và ác liệt nhất… Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Phạm Hữu Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè
Xứng đáng với truyền thống hào hùng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân - dân và truyền thống tốt đẹp của BĐBP tỉnh trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển.

Xứng đáng với truyền thống hào hùng

TIN MỚI

Return to top