ClockThứ Tư, 13/04/2016 14:01

Học sinh nông thôn sáng chế bẫy diệt sâu bọ

TTH - Đề tài nghiên cứu “Dựa vào tập tính sinh học của côn trùng để diệt trừ sâu hại hoa màu bằng bẫy mùi vị ánh sáng và hoa nhân tạo” vừa được Sở GD&ĐT trao giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT năm học 2015-2016. Đề tài này có tính ứng dụng thực tiễn cao. Diệt trừ sâu bọ, côn trùng mà rau trồng vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu.

Trăn trở từ đồng ruộng

Ý tưởng này do 2 em Nguyễn Bình và Nguyễn Phan Uyên Nhi, học sinh lớp 10B1 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Phong Điền) nghiên cứu, phát hiện. Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Phong Hiền, Phong An (Phong Điền), chứng kiến đồng ruộng của người dân bị mất mùa, thiệt hại nặng vì sâu bọ; dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người tiêu dùng khiến hai em trăn trở. Qua bài dạy của cô giáo Lê Thị Thu Hương (giáo viên môn công nghệ trường THPT Nguyễn Đình Chiểu) về “Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng”, 2 em đã có ý tưởng sẽ tìm ra cách diệt trừ côn trùng, sâu bọ, nhưng không để thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến cây trồng.

Nhờ sự giúp đỡ của người dân, Bình và Nhi đã thực hiện thành công đề tài

Bình và Nhi chia sẻ: “Ngay từ khi trình bày ý tưởng, 2 em đã được thầy cô giáo, nhà trường ủng hộ. Tháng 10/2015, cả hai háo hức bắt tay vào triển khai thực hiện đề tài với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Hương. Các em về các vùng trồng rau ở phường Tứ Hạ (Hương Trà), khu vực trồng rau chuyên canh ở Thượng thành, phường Thuận Hòa (TP Huế) lấy mẫu về nghiên cứu. Ngoài ra, Bình và Nhi còn trực tiếp phỏng vấn và thử nghiệm trực tiếp “bẫy” diệt sâu bọ, côn trùng tại 30 hộ gia đình trồng rau tại các xã Phong An, Phong Hiền (Phong Điền), Quảng Thành, Quảng Thọ (Quảng Điền) và khu vực Thượng Thành (TP Huế). Sau 2 tháng ròng rã từ thực tế, trong phòng thí nghiệm, Bình và Nhi đã tìm ra giải pháp diệt sâu bọ, côn trùng bằng bẫy nhằm thay thế một phần lượng thuốc hóa học, hướng đến nền nông nghiệp bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường.

“Khó khăn ngay từ khi bắt tay vào lấy mẫu để nghiên cứu. Cả hai mất một tháng ròng chỉ làm một công đoạn lấy mẫu, cắt mẫu theo đúng quy trình. Chúng em là học sinh nên thời gian thực hiện ảnh hưởng đến việc học. Khi thực hiện lại không đúng thời gian sinh sản của sâu bọ nên khó xác định chính xác được kết quả. Ngoài ra, công việc thực hiện ngoài trời các em nên phụ thuộc vào thời tiết”, Bình và Nhi chia sẻ. Nỗ lực đeo bám đề tài nhưng các em đã nhiều lần muốn bỏ cuộc vì đã bỏ nhiều công sức nhưng thí nghiệm không cho kết quả như mong muốn. Khi đó, cô giáo Lê Thị Thu Hương động viên các em: “Kết quả như ý muốn chỉ đến với những người đã nỗ lực hết sức”. Cả hai lại như được tiếp sức và bắt tay vào tìm thêm tài liệu, làm lại thí nghiệm.

Phù hợp với sản xuất rau an toàn

Bình và Nhi giải thích, trong quá trình phòng trừ sâu hại người ta phát hiện sâu có bản năng dựa vào mùi vị để tìm thức ăn do chúng có khứu giác mẫn cảm và khả năng định hướng. Cơ quan khứu giác của côn trùng không phải là mũi mà là lỗ khứu giác và lông khứu giác. Côn trùng dựa vào cơ quan xúc giác này để phát hiện và tiến tới chỗ có mùi vị mà nó ưa thích. Đây gọi là: “tính xu hướng mùi”. Đa số côn trùng ở giai đoạn sâu non và giai đoạn trưởng thành đều thích mùi vị chua, ngọt. Mặt khác, vào thời kỳ bướm trưởng thành, côn trùng còn có tập tính thích màu sắc sặc sỡ và thích ánh sáng. Nhiều loài trong số này lại thường xuyên có mặt và gây hại cho các vùng trồng rau chuyên canh. Dựa vào tập tính sinh học này, chúng em có thể chế những chiếc bẫy mùi vị, màu sắc và dùng ánh sáng thu hút chúng tập trung lại một nơi để tiêu diệt. Biện pháp dùng bẫy bả chua ngọt pha thuốc vào bả để dẫn dụ con trưởng thành bay đến ăn rồi ngộ độc thuốc mà chết, chứ không phun xịt thuốc trực tiếp trên ruộng rau. Cách làm này phù hợp với chủ trương sản xuất rau an toàn hiện nay.

Nguyên liệu để làm bả diệt sâu, bướm mà Bình và Nhi thực hiện rất đơn giản mà hiệu quả, chi phí thấp. Bả diệt bướm: gồm đường đen, dấm, rượu trộn lại tạo ra mùi thơm đặc trưng và khả năng khuếch tán cao, thu hút côn trùng. Bả diệt sâu: gồm cám gạo hay bột bắp hoặc bột sắn... hòa với men rượu. Sau khi ủ lên men tạo ra mùi thơm có khả năng lan tỏa cao. Cả hai loại bả đều sử dụng thuốc trừ sâu Rồng Đỏ (mùi nhẹ, phổ tác dụng đa giá). Bẫy bả sẽ thu hút côn trùng và chỉ cần đặt bả vào mùa phát sinh sâu tơ, sâu xám… Sử dụng bẫy bả theo lịch dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh sẽ phát huy hiệu quả.

Ông Hồ Viết Ảm (79 tuổi, trú tại tổ dân phố 7, phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) nhận định: bẫy diệt sâu, bướm của 2 em học sinh Bình và Nhi phát huy hiệu quả rất tốt. Trước đây, vườn rau nhà ông thường xuyên bị sâu, bướm phá hoại, áp dụng bẫy theo hướng dẫn thì rau màu phát triển tốt, ít sâu bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 30 hộ trồng rau được 2 em Bình, Nhi hướng dẫn đều sử dụng bẫy để diệt sâu bọ, côn trùng, có hiệu quả

Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Hiệu trưởng Trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của 2 em học sinh thể hiện tính sáng tạo, ứng dụng thực tiễn cao. Đây là thành công khởi đầu cho con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai của các em.

Bình và Nhi hiện đều là học sinh giỏi của trường THPT Nguyễn Đình Chiểu.

Bài, ảnh: Hải Huế-Trương Huyền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

TIN MỚI

Return to top