ClockThứ Bảy, 13/07/2019 13:05
XÂY DỰNG BỘ MẪU VẬT THIÊN NHIÊN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG:

Thêm một gợi ý phù hợp

TTH - Tuổi đời 10 năm non trẻ, nguồn lực hạn chế nhưng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung luôn trăn trở trong xây dựng bộ sưu tập mẫu vật.

Kỷ niệm 10 năm phát triển Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền TrungXây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung: “Mỏng” cả vốn lẫn ngườiBảo tàng thiên nhiên, mục tiêu 3 trong 1

Chuyên gia Viện Hải dương học Nha Trang hỗ trợ cán bộ Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung chế tác mẫu vật

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung luôn coi công tác xây dựng bộ sưu tập mẫu vật là hoạt động cốt lõi.

Đến nay, bảo tàng đang lưu giữ, chế tác và trưng bày ba bộ mẫu vật chủ yếu, gồm: bộ mẫu vật địa chất khoáng sản tiêu biểu, với 187 sản phẩm; bộ mẫu cá sông Hương và phá Tam Giang – Cầu Hai, với 1.400 mẫu đã xử lý, chế tác và bộ mẫu gỗ rừng với 28 loài.

Bà Lê Thị Tố Nga, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung cho biết, việc sưu tập, bảo quản và trưng bày mẫu vật ở bảo tàng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Trước tiên, do còn non trẻ nên các hoạt động khoa học và công nghệ của bảo tàng còn hạn chế về kỹ năng kiểm kê, phân loại, giám định và phục chế mẫu vật. Việc sưu tầm, thu thập mẫu vật của bảo tàng thực hiện phạm vi rộng ở 14 tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, số lượng mẫu vật lớn và bảo tàng chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật chế tác và bảo quản hiện đại. Quan trọng nữa, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhiều loài có tên nhưng khả năng còn tồn tại rất thấp, rất khó để đáp ứng đủ bộ mẫu cho một đơn vị “sinh sau đẻ muộn” như Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung.

Thừa Thiên Huế đang tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong ngành để tiếp tục đưa ra những định hướng kịp thời cho việc sưu tập mẫu vật ở Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung, đáp ứng cả về yêu cầu chuẩn loại, phân kỳ giai đoạn sưu tập.

Trong số ý kiến của các chuyên gia, câu chuyện về mô hình bộ sưu tập mẫu đá, khoáng vật, khoáng sản biển và hải đảo vùng duyên hải miền Trung của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Trường rất đáng chú ý. Giải pháp này không chỉ thể hiện được tính đa dạng, bản sắc của tài nguyên khoáng sản vùng duyên hải miền Trung, mà còn có thể giải quyết được hạn chế trước mắt về nguồn kinh phí, trang thiết bị và đội ngũ nghiên cứu khoa học chuyên sâu.

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Hội Khoáng thạch Việt Nam học, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh Bắc, đề xuất phương án trưng bày bộ mẫu sưu tập địa chất khoáng sản các tỉnh duyên hải miền Trung. Trong phương án của mình, PGS. TS Nguyễn Ngọc Trường gợi ý Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung có thể tổ chức hai phần trưng bày mẫu ở hai khu vực riêng biệt là trong nhà và ngoài trời.

Phần trong nhà dành trưng bày mẫu khoáng sản của vùng duyên hải nói riêng, của đất nước nói chung và mẫu của các nước trong khu vực, thậm chí là trên thế giới. Ở không gian này, bộ mẫu vật tinh thể khoáng sản phải được quan tâm đặc biệt để tạo điểm nhấn về những mẫu tinh thể khoáng vật màu, bộ mẫu đá quý, đá phong thủy và đá cảnh... Trong khi đó, ngoài trời là không gian dành để trưng bày các mô hình tự nhiên thu nhỏ, hoặc các mẫu cục, khối đá quặng lớn thu thập được. Những mô hình và những mẫu khối có kích thước này phải được trưng bày theo nghệ thuật sắp đặt, hoặc có thể kết hợp với các mô hình khai thác khoáng sản phù hợp để thu hút khách tham quan.

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong công tác sưu tầm mẫu vật, cũng như thúc đẩy kết nối và thiết lập mối quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học trong khu vực và trong cả nước.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế

“Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân là đầu tư cho phát triển...”. Thực hiện quan điểm ấy của Đảng, những năm qua, ngành y tế Thừa Thiên Huế luôn quan tâm đến yếu tố con người, chú trọng việc phát triển, thu hút nguồn nhân lực y tế nói chung, nguồn nhân lực bác sĩ nói riêng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.

Thu hút nguồn nhân lực bác sĩ ở Thừa Thiên Huế
Return to top