ClockThứ Tư, 07/12/2016 05:51

Trải nghiệm sáng tạo cho học sinh

TTH - Chương trình giáo dục phổ thông mới theo đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” có 2 hoạt động giáo dục chính là dạy học các môn và tổ chức cho HS trải nghiệm sáng tạo.

Trải nghiệm ẩm thực trong không gian văn hoá Lục Bộ

Trường THCS Lý Tự Trọng ở ven đô Huế, gặp nhiều khó khăn. Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường đã tìm cách làm mới để giúp chương trình vận hành đúng định hướng; vận dụng các mối quan hệ xã hội, phụ huynh, động viên đội ngũ để mở ra hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS hiệu quả.

“Tình trạng học sinh (HS) chỉ tập trung học kiến thức, bị nhồi nhét, quá tải, áp lực học tập, nên rời ghế nhà trường, nhiều em lơ ngơ, mò mẫm học cách “sống” và không ít bị “vấp ngã” là có thật.… Cải thiện tình hình nhằm nâng cao hiểu biết xã hội cho HS là động lực để Trường THCS Lý Tự Trọng đưa hoạt động trải nghiệm đến với HS”, Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.

Với sự kết hợp các tổ chức đoàn, đội và hội phụ huynh, trong học kỳ I này, 240 HS khối 6,7,8 được tham gia học tập tại Đại Nội dưới hình thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn văn, sử, địa và giáo dục công dân lớp 6, 7; tiếng Anh lớp 8; giúp các em khám phá những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di sản trên quê hương; tự cảm nhận ý thức, việc làm cụ thể để bảo tồn, nâng cao giá trị của quần thể di tích Huế.

Chia theo nhóm, trong vai khách du lịch, HS nghe hướng dẫn viên thuyết minh bằng tiếng Anh, sử dụng kiến thức đã học để tập giao tiếp bằng tiếng Anh và sau đó, trong vai nhà nghiên cứu, nhà bảo tồn, sử học, hướng dẫn viên du lịch để tìm hiểu và viết bài thuyết trình… chuẩn bị kiến thức để tranh luận thông tin về lịch sử, văn hóa, địa lý, kiến trúc… của kinh thành Huế. Các em còn được trải nghiệm học và làm diều, hoa giấy, bánh ngũ sắc, chằm nón bài thơ, nấu chè hạt sen trong không gian văn hóa Lục Bộ. Điều thú vị nữa là, tham gia với các em còn có các bậc phụ huynh và thầy cô giáo trong trường. Tất cả “vào vai” hết sức tự nhiên và thân thiện.

Lê Na, HS lớp 6, cho biết rất háo hức cho chuyến đi. Tối hôm trước, dù Na hỏi ông của mình nhiều điều về Đại Nội nhưng tận mắt nhìn thấy và nghe các cô, chú hướng dẫn viên du lịch cùng những lời bình em vẫn thấy rất thích thú. Điều này là động lực để Na tìm hiểu thêm về di sản của quê hương”. Trần Thị Thảo Vy, HS lớp 8, lần đầu chằm nón chia sẻ: “Gia đình em cũng làm nghề thủ công, nhưng em không hứng thú theo nghề. Lần này, khi cùng các bạn và thầy, cô làm thử, em lại thấy rất thích…”. Ông Trần Văn Sang, có con học lớp 6/4 tâm sự “Thấy các cháu thích thú với các hoạt động mà nhà trường tổ chức, chúng tôi rất mừng. Chỉ một buổi nhưng tôi cũng như cháu, học được nhiều điều. Thầy, cô tổ chức như thế mới giúp HS hiểu hết giá trị muôn màu muôn vẻ của Huế”.

Sau buổi tham quan dã ngoại, HS viết bài thu hoạch theo định hướng môn với các câu hỏi gợi ý như: Đại Nội Huế-kinh thành của triều Nguyễn được xây dựng từ năm nào; kể tên một số công trình chính của Đại Nội,vì sao Đại Nội, Huế được các vua triều Nguyễn chọn làm kinh đô, là một người dân của Cố đô Huế, em sẽ làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy các di sản lịch sử, văn hóa địa phương; thuyết minh về nghề truyền thống, nghệ thuật ẩm thực… mà các em ấn tượng.

Qua thực tế ở Trường THCS Lý Tự Trọng, có thể thấy tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho HS không phải là vấn đề quá khó, khi gia đình và xã hội đang hết sức quan tâm đến việc giáo dục HS thành một người tự tin, sáng tạo. Hiệu trưởng Nguyễn Thanh Hải tâm sự: “Nhìn ánh mắt vui tươi của các em khi khám phá, trải nghiệm mới thấy hoạt động này khá bổ ích, thiết thực. Chúng tôi sẽ cố duy trì và phát huy hình thức học mà chơi này cho các em”.

Bài, ảnh: Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top