ClockThứ Năm, 11/04/2024 11:38

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

TTH - Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đưa di sản Huế ra thế giới“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thểLan tỏa tình yêu Huế xưa

Học sinh tham quan di sản Huế. Ảnh: Ngọc Hòa 

Những năm gần đây, chúng ta chú trọng công tác giáo dục văn hóa Huế trong các trường phổ thông bằng nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay, các trường phổ thông đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong chương trình mới này, học sinh được học 1 năm là 35 tiết Giáo dục địa phương, bao gồm các lĩnh vực: âm nhạc, địa lý, lịch sử, văn học, hướng nghiệp địa phương qua cuốn tài liệu Giáo dục địa phương được UBND tỉnh biên soạn. Học Giáo dục địa phương, các em yêu hơn những cây cầu, dòng sông xứ Huế. Từ việc hiểu các danh nhân, các danh thắng, di tích lịch sử, văn hóa Thừa Thiên Huế để càng tự hào và có trách nhiệm hơn với vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc Học nhận xét: “Những tiết học Giáo dục địa phương, cả cô và trò đều rất hào hứng. Khi học chủ đề Văn học dân gian Thừa Thiên Huế, các em đã tích cực sưu tầm, ghi chép những giai thoại, những bài vè để cùng kể, cùng đọc cho nhau nghe. Từ những tiết học như thế này, các bạn trẻ có thêm những kiến thức và tình yêu đối với vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc cố đô”.

Bên cạnh đó, Đề án Xây dựng tủ sách Huế của UBND tỉnh được triển khai từ năm 2021. Từ đề án này các trường học đã hình thành Tủ sách Huế trong thư viện. Từ tủ sách này, nơi tập hợp những đầu sách, các tư liệu quý về Huế đã góp phần thúc đẩy phong trào đọc và từ đó giáo dục, lan tỏa tình yêu văn hóa Huế ở các bạn trẻ. Cô giáo Mai Thị Lệ Chinh, Hiệu trưởng Trường THCS Phú Dương (TP. Huế) cho biết: “Tủ sách Huế đặt ở thư viện nhà trường với nhiều đầu sách khác nhau viết về Huế mà cô trò sưu tầm đươc đã giúp học sinh biết thêm nhiều về Huế, từ đó góp phần giáo dục tình yêu quê hương cho các em”.

Nhận thức về vẻ đẹp văn hóa Huế, nhiều trường phổ thông đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thể hiện tình cảm, tình yêu dành cho vùng đất cố đô. Ngày 3/3/2024, Tổ Ngữ văn Trường THPT Hai Bà Trưng tổ chức buổi ngoại khóa văn học với chủ đề Nhà văn, nhà thơ xứ Huế. Diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, buổi ngoại khá đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu văn chương, niềm tự hào cho các bạn học sinh đối với những nhà thơ, nhà văn xứ Huế, như Thanh Tịnh, Nguyễn Khoa Điềm, Tố Hữu, Thanh Hải, Phùng Quán. Tại buổi lễ chào cờ đầu tuần vào ngày 29/1/2024, tập thể lớp 10 Lý 1 Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đã chọn chủ đề Thanh niên tham gia phát triển và quảng bá văn hóa Huế với nhiều nội dung có ý nghĩa sâu sắc. Bài phát biểu tham luận có đoạn: “Tình yêu tổ quốc trước hết phải bắt nguồn từ tình yêu quê hương, yêu từng cái cây, ngọn cỏ ở nơi chôn rau cắt rốn. Với lịch sử lâu đời, nghìn năm dựng nước của cha ông đã tạo nên một Cố đô Huế nghiêm trang, hoài cổ. Sương khói Huế, sông Huế, núi Huế, văn hóa Huế, thơ Huế hay đến những điệu Nam Ai, Nam Bình đều nằm trong tiến trình lịch sử người Việt đi mở cõi. Trong tâm thức nhân dân đã lọc giữ cho Huế những giá trị văn hóa vật chất mang trầm tích của triết lý nhân sinh và mạch máu ngầm của lịch sử”. Lồng vào bài tham luận là những tiết mục hát múa dân ca Huế trong trang phục áo dài truyền thống… do chính các bạn học sinh thể hiện. Buổi sinh hoạt dưới cờ đã gửi đến thông điệp: “Vẻ đẹp đặc sắc của văn hóa Huế cần được nâng niu, gìn giữ, phát triển bởi thế hệ trẻ”.

Để công tác giáo dục văn hóa Huế trong các trường phổ thông thật sự đi vào chiều sâu, thiết nghĩ ngành giáo dục kết hợp các ban ngành khác cần thực hiện đồng bộ, toàn diện, lâu dài với nhiều nội dung và cách thức khác nhau. Phải làm sao nâng cao nhận thức, trách nhiệm cũng như tình cảm, tình yêu dành cho Huế trong lòng mỗi bạn trẻ, như kỳ vọng của ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trong một lần nói chuyện với học sinh: “Mỗi bạn trẻ phải luôn cảm thấy hạnh phúc khi mình sinh ra ở Huế, được hít thở không khí Huế. Huế đã sang trọng trong quá khứ. Huế phải giàu có trong hiện tại”.

Trần Văn Toản
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật (BCVPL), công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

TIN MỚI

Return to top