A Lưới: Độc đáo Tết A Za của đồng bào Pa Cô
TTH.VN - Để tri ân một mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, Tết A Za còn được đồng bào Pa Cô quan niệm là Tết cơm mới.
Bắt đầu từ 6/11 âm lịch (27/12), kết thúc vào ngày 24/12 âm lịch, Tết A Za đánh dấu một năm đã qua đi và một năm mới đang tới, khi mùa màng đã hoàn tất, những hạt lúa, ngô... đã thu hoạch và chất đầy trong kho của mỗi gia đình đồng bào Pa Cô sống trên dãy đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Một số hình ảnh của Tết A Za tại huyện A Lưới mà chúng tôi ghi nhận hôm 27/12:
Già làng Hồ Văn Hạnh (thôn Lê Treeng 1, xã Hồng Trung) đang chuẩn bị các lễ vật để dâng lên giàng. Có tới 9 Giàng mà đồng bào Pa Cô cảm ơn trong dịp A Za này như Giàng A Zel (thần trời, đất), Giàng A Zal (thần núi), Giàng Đung (thần nhà ở)…
: Hai vợ chồng già làng Hồ Văn Hạnh đang cầu nguyện với Giàng qua A xiéo (là vật tượng trưng để giao tiếp với Giàng, được làm bằng hai mảnh của ống tre). Đồng bào Pa Cô sử dụng A xiéo giống như người Kinh dùng hai đồng xu mỗi khi cúng bái cầu nguyện. Theo quan niệm xưa, nếu cả 5 lần A Xiéo đều ngửa thì năm đó gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
: Các nghi lễ được tiến hành phải có người làm chứng, đó là người lớn tuổi trong dòng họ. Ông Quỳnh Nghìn là bác của già làng Hồ Văn Hạnh tới dự lễ và thổi cho giàng nghe những điệu khèn hay nhất của mình.
Sau khi làm lễ ở nhà xong, bà con sẽ tập trung tới nhà Rông làm lễ A Za cho cả làng. Đại diện mỗi dòng họ sẽ có một mâm cỗ đã chuẩn bị trước, già làng sẽ là người đại diện cho toàn bản làng làm lễ cúng, mời gọi thần linh về chung vui A Za.
Các già làng cùng nhau làm lễ đón A Za cho toàn bản.
Bà con vừa mang lễ vật tới nhà Rông vừa nhảy múa, hát hò vui vẻ. Đây là phần hội mà già trẻ, gái trai trong làng ai cũng chờ đón, bởi họ được hòa mình vào tiếng trống, chiêng và những điệu khèn đắm say lòng người. Ngoài ra, A Za còn thể hiện sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, giữa các dòng họ với nhau trong một bản.
Nhật Hạ
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”