ClockThứ Bảy, 10/09/2016 14:54

Canada lạc quan về đầu tư vào ASEAN

TTH.VN - Các doanh nghiệp Canada đang rất lạc quan về thị trường của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với 95% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây trông chờ vào những cơ hội đầu tư tích cực vào khu vực này trong tương lai, theo tờ The Jakarta Post hôm 10/9.

Các nước ASEAN chia sẻ nguồn lao động du lịch chất lượng caoHãy nghĩ mình là người ASEAN

Đại sứ Canada tại ASEAN Marie-Louise Hannan (thứ hai bên trái) và Chủ tịch CABC Wayne Farmer (giữa) trong một diễn đàn do CABC tổ chức tại Jakarta. Ảnh: The Jakarta Post

Cuộc khảo sát này là một sáng kiến được Hội Đồng Kinh Doanh Canada-ASEAN (CABC) và các chi nhánh của CABC hợp tác thực hiện. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ lạc quan tăng lên 95% từ mức 81% trong cuộc khảo sát đã được thực hiện năm 2013.

Theo ông Jean Charest, Chủ tịch danh dự của CABC, quy mô dân số lớn của Indonesia kết hợp với sức mạnh kinh tế trong khu vực là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của ASEAN.

Trong khi đó, Chủ tịch CABC Wayne Farmer nhận định, các doanh nghiệp Canada đang quan tâm đáng kể vào việc đầu tư ở Indonesia. Những ngành công nghiệp hấp dẫn hàng đầu đối với nhà đầu tư là cơ sở hạ tầng, năng lượng, nông nghiệp và dịch vụ môi trường.

Khi được hỏi về những thách thức mà các doanh nghiệp Canada phải đối mặt khi đầu tư vào Indonesia, ông Farmer nhấn mạnh, chính phủ và khu vực tư nhân cần nâng cao tăng cường giới thiệu cho các doanh nghiệp ở Canada về những cơ hội sẵn có trong nước.

"Về phía Canada, vẫn còn nhiều việc cần làm để xác định cơ hội đầu tư tại Indonesia", ông Farmer nói với tờ The Jakarta Post bên lề một diễn đàn do CABC tổ chức tại thủ đô Jakarta.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top