Thế giới

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

ClockThứ Tư, 24/04/2024 15:10
TTH.VN - Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Nắng nóng thiêu đốt Đông Nam Á: Nông trại khô cằn, trường học đóng cửa

 Hàng nghìn trường học ở Philippines đã phải đóng cửa do lo ngại thời tiết nắng nóng có thể gây hại đến sức khoẻ học sinh. Ảnh: AFP/Laodong

Trong tuần trước, học sinh tại 7.000 trường công lập ở Philippines đã phải nghỉ học do thời tiết nắng nóng bất thường ở nhiều khu vực mà các nhà dự báo cho rằng có liên quan đến ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.

Cô Erlinda Alfonso, giáo viên tại một trường tiểu học công lập ở thành phố Quezon gần thủ đô, cho biết cô không biết việc nào sẽ tồi tệ hơn đối với học sinh: là sự oi bức trong một lớp học quá đông đúc hay cố gắng học trực tuyến tại nhà.

“Một số học sinh nói rằng chúng thích đến trường hơn vì ở nhà nắng nóng hơn”, cô Alfonso nói và tiết lộ thêm rằng nhiều học sinh của cô sống ở các khu ổ chuột gần đó và không có kết nối internet để tham gia các lớp học trực tuyến.

Đối với những học sinh không có điều kiện truy cập internet, các giáo viên đang cố gắng cung cấp bài học ngoại tuyến cho chúng. Tuy nhiên, việc này khiến chúng không có ai để đặt câu hỏi khi cần thiết, vì cha mẹ hoặc anh chị em của chúng thường không ở nhà vì phải đi kiếm sống.

Philippines đã chứng kiến một trong những đợt đóng cửa trường học lâu nhất thế giới trong đại dịch COVID-19, làm nổi rõ khoảng cách giáo dục mà trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp không có máy tính hoặc không thể truy cập internet phải đối mặt.

Nhưng trước thực tế hầu hết các trường công ở đất nước 115 triệu dân này không được trang bị tốt để đối phó với nhiệt độ tăng cao và các kiểu thời tiết khắc nghiệt khác, các lớp học trực tuyến đã trở thành lựa chọn an toàn nhất trong các đợt nắng nóng hiện nay, các giáo viên cho biết.

Tại các trường công lập ở Metro Manila, khu vực thủ đô, một cuộc khảo sát với hơn 8.000 giáo viên vào tháng trước cho thấy 87% học sinh phải chịu đựng các tình trạng liên quan đến nắng nóng. Hơn 3/4 giáo viên mô tả cái nóng là “không thể chịu nổi”, trong khi khoảng 46% giáo viên cho biết lớp học chỉ có 1 hoặc 2 quạt điện, nêu bật điều kiện không đầy đủ để đối phó với tình trạng nhiệt độ tăng cao.

Ruby Bernardo, người phát ngôn của tổ chức ACT-NCR cho biết “Nắng nóng tác động nghiêm trọng đến trẻ em. Một số học sinh thậm chí còn ngã gục trong lớp học. Giáo viên cũng phải chịu nắng nóng nhưng họ sẽ ưu tiên sức khỏe của học sinh hơn”.

Sóng nhiệt nóng hơn và dài hơn

Khi biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt nắng nóng, các vấn đề mà giáo viên và học sinh ở Philippines gặp phải dường như sẽ xảy ra ở cả những nơi khác.

Khoảng 243 triệu trẻ em ở châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ phải hứng chịu những đợt nắng nóng kéo dài và nóng hơn trong những tháng tới, Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) tuần trước cảnh báo.

Theo tổ chức này, trẻ em đặc biệt dễ bị say nắng và việc tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung và học tập của trẻ.

Kể từ khi El Nino bắt đầu, cơ quan thời tiết Philippine đã dự báo nhiệt độ có thể lên tới mức “nguy hiểm” 44 độ C.

Các giáo viên Philippines cho rằng cần có nhiều biện pháp hơn để đối phó với tình trạng nắng nóng cực độ ở trường học - từ giải quyết tình trạng thiếu lớp học và giáo viên, dẫn đến tình trạng quá tải, đến cung cấp nước uống miễn phí và có y tá hoặc bác sĩ tại trường.

Bộ Giáo dục Philippines (DepEd) đang được yêu cầu giải quyết những vấn đề này, trong đó đề xuất thay đổi lịch học để tránh những tháng nắng nóng cao điểm.

Ngoài ra, một số giáo viên cho rằng tình hình hiện tại nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh nhiều hơn về biến đổi khí hậu.

“Biến đổi khí hậu chưa được giảng dạy toàn diện trong lớp học. Nhưng đó là một vấn đề cấp bách liên quan đến tất cả những thách thức khác mà hệ thống giáo dục đang phải đối mặt hiện nay”, bà Bernardo nói.

Đối với nhiều giáo viên khu vực công được trả lương thấp, làm việc trong các trường học đông đúc học sinh mà không có hệ thống điều hoà hoặc không đủ hệ thống làm mát chính là giọt nước tràn ly.

“Nắng nóng khiến tôi muốn từ chức hoặc nghỉ hưu sớm”, cô Alfonso cảm thán.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học
Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường học

Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế đã và đang triển khai rà soát cơ sở vật chất (CSVC) tại các đơn vị trường học trên địa bàn để phân bổ kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp CSVC và mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025.

Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường học
Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu

Mùa hè oi bức do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu hiện đang là vấn đề khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch muốn đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đã giảm trong năm 2023 giữa các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới với khí hậu dễ chịu hơn ngày càng trở nên phổ biến.

Nắng nóng gay gắt tác động mạnh đến ngành du lịch châu Âu
Return to top