Thế giới

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

ClockThứ Năm, 25/04/2024 18:48
TTH.VN - Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

Với nhiều tiềm năng tăng trường, FDI đổ vào ASEAN tăng gấp đôi trong thập kỷ Dòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 2018

Năm 2022 - 2023, ASEAN thu hút hơn 124 tỷ USD vốn FDI cho các dự án sản xuất. Ảnh minh hoạ: CSSK

Theo fDi Itelligence, trong năm 2022 và 2023, hơn 124 tỷ USD đã được cam kết cho các dự án sản xuất có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới ở Đông Nam Á. Điều này xảy ra khi các quốc gia trong khu vực dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch và nổi lên như những "điểm đến đương nhiên" cho các dự án mà trước đây có khả năng sẽ nằm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vẫn có sự phân bổ không đồng đều giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Năm nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và Malaysia - chiếm 96,5% vốn FDI sản xuất được cam kết đổ vào khu vực trong năm 2022 - 2023. Philippines đã thu hút 2,6 tỷ USD trong hai năm đó, trong khi 4 thành viên ASEAN khác (Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei) chiếm phần còn lại.

“ASEAN rất khác biệt”, ông John Evans, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Tractus Asia cho biết. Theo ông Evans, bên cạnh các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn như Myanmar, Lào và Campuchia, sự cạnh tranh chính để thu hút đầu tư vào ASEAN, ngoài Singapore, là từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Vượt qua Trung Quốc

Khu vực ASEAN gần đây đã vượt qua Trung Quốc để trở thành điểm đến đầu tư sản xuất được các nhà đầu tư từ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) lựa chọn. Theo fDi Markets, trong năm 2022 và 2023, hơn 55 tỷ USD đã được các công ty có trụ sở tại OECD cam kết để xây dựng các nhà máy ở ASEAN, cao hơn gấp đôi so với mức 21 tỷ USD được công bố đổ vào Trung Quốc. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2018, khi Trung Quốc thu hút 56,8 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất, nhiều hơn gấp đôi số tiền cam kết với ASEAN.

Việc xây dựng chuỗi cung ứng tại ASEAN ban đầu được thúc đẩy bởi các công ty đang cố gắng tránh những tác động từ xung đột thương mại Mỹ - Trung dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Xu hướng này sau đó được đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19, khi những hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến đại dịch khiến các công ty đa quốc gia khó có thể vận hành các cơ sở ở Trung Quốc như bình thường.

“Trong thời COVID, các chuỗi cung ứng phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất ở Trung Quốc đã rơi vào tình trạng trì trệ… Năm năm qua, ASEAN đã tự đứng vững như một giải pháp thay thế cho Trung Quốc”, ông Andrew Kable, đối tác quản lý của công ty tư vấn KW Group nhận định.

Thu hút FDI Trung Quốc

Không chỉ các công ty đa quốc gia phương Tây mới tăng cường đầu tư vào ASEAN mà 1/3 vốn FDI sản xuất của khu vực này trong năm 2023 đến từ chính Trung Quốc, tăng từ 18,5% trước đại dịch năm 2019, được thúc đẩy bởi các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ và kết nối cộng đồng hải ngoại. Trên thực tế, đầu tư của Trung Quốc cao hơn gấp 3 lần so với từ các thị trường nguồn lớn khác như Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, dữ liệu từ fDi Market cho thấy.

Các công ty đa quốc gia từ Trung Quốc đã công bố các dự án lớn vào ASEAN trong một số ngành công nghiệp chiến lược. Ở Việt Nam, các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất ống kính Sunny Optical Technology và công ty điện tử Goertek đã xây dựng nhà máy tại đây.

Malaysia đã thu hút được khoản đầu tư đáng kể vào lĩnh vực bán dẫn từ các công ty phương Tây cũng như các công ty Trung Quốc như HFC Thâm Quyến. Thái Lan đã thu hút các nhà sản xuất xe điện (EV) Trung Quốc SAIC và BYD, trong khi Indonesia là một trong những nước được hưởng lợi chính từ khoản đầu tư lớn của Trung Quốc, đặc biệt là vào các kim loại như nhôm, niken và chuỗi cung ứng xe điện mở rộng.

Theo phân tích của fDi Market, sự thay đổi trong đầu tư trực tiếp nước ngoài này biểu thị một sự chuyển đổi đáng chú ý trong ngành sản xuất trên toàn thế giới. ASEAN hiện đang nổi lên như một chủ thể lớn, thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia, một phần được thúc đẩy bởi các lợi ích nhà nước giữa thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng và hạn chế thương mại trong các lĩnh vực chiến lược như xe điện, chất bán dẫn và khoáng sản quan trọng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ fDi Itelligence)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top