ClockThứ Bảy, 06/01/2018 05:46

Học tiếng Việt giữa đại ngàn

TTH - Giữa đại ngàn Trường Sơn, bỗng nghe tiếng hát vẳng lên ở phía cuối con dốc. Các bé ở đủ độ tuổi, giọng ngọng líu, ngọng lô nhưng vẫn say sưa ca vang. Mới hay, đó là những lớp học tiếng Việt dành cho con em các dân tộc

Việt Nam tụt hạng trên bảnng xếp hạng kỹ năng tiếng Anh toàn cầuTiếng Việt trở thành ngoại ngữ phổ biến nhất ở một thành phố Australia20 thí sinh tham gia cuộc thi viết tiếng Hàn lần thứ 4Tiếng Việt, cầu nối Việt kiều và quê hươngNâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài

Các em ở Trường mầm non Thượng Long (Nam Đông) làm quen với con chữ

Dạy ở lớp, kèm thêm ở nhà

Trong nắng ấm đầu xuân, sân trường Trường mầm non A Ngo (A Lưới) rộn rã tiếng cười. Toàn trường có trên 170 em, chủ yếu là dân tộc Tà Ôi và Cơ Tu. Các em bắt đầu học như những đứa trẻ tập nói ở độ tuổi lên ba. Vốn tiếng Việt ít ỏi, bọn trẻ thường nói từng tiếng một. Khó nhất là việc giúp trẻ phân biệt các dấu thanh bởi phương ngữ dân tộc đã ăn sâu từ thuở mới lọt lòng. Nhiều khi ngôn ngữ bất đồng, cô phải vận dụng cả ngôn ngữ hình thể để cho các em hiểu.

Không còn nữa cảnh những bà mẹ trẻ địu con rong ruổi ngoài nương rẫy. Bắt đầu đến lớp khi 3 tuổi, trẻ ở Thượng Lộ (Nam Đông) đã đến trường và đã có thể nói những câu đơn giản hay hát những bài đồng dao một cách luyến láy. Các cô dạy cháu học bắt đầu từ đơn giản đến phức tạp. Chỉ 29 chữ cái thôi nhưng cũng phải mất một thời gian dài để các cháu nhớ. Thế nên, những bé 4 - 5 tuổi mới được bố mẹ đưa ra lớp mầm non thường tiếp thu chậm hơn bạn bè trang lứa. Có nhiều em đánh vật mãi không nhớ những âm từ tiếng Việt, nên chán nản. Ngay lúc ấy, các cô giáo phải cho các em tham gia nhiều trò chơi để giảm căng thẳng, lấy lại cân bằng sau đó mới học tiếp.

Học tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số, cũng như học ngoại ngữ, không được tiếp cận liên tục và ôn luyện sẽ rất khó sử dụng phổ biến. Mỗi lớp do hai cô phụ trách, một trong hai cô phải biết tiếng dân tộc để còn "phiên dịch" khi có sự cố. Theo nhận xét của Hiệu trưởng Trường mầm non Thượng Lộ (Nam Đông), phần lớn các cháu học khá chăm chỉ nhưng tiếp thu chậm nên chẳng thể áp dụng giáo án bài bản cho lớp, các cô phải sáng tạo để trẻ có thể tiếp thu tốt hơn. Một trong những cách dạy trẻ tiếp cận tiếng Việt nhanh nhất là thông qua các trò chơi, các buổi sinh hoạt lồng ghép với những lễ hội dân tộc. Có như vậy, tiếng Việt mới dễ thấm vào tâm hồn trẻ.

Không để "rơi" cái chữ

Học tiếng Việt không dễ, ấy vậy mà con chữ học được đôi khi cứ rụng rơi dần. Ở gia đình, trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Cái khó là nhiều phụ huynh người dân tộc vẫn chưa nói lưu loát tiếng Việt. Thêm vào đó khi trở về nhà, các cháu vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ bởi vì hầu hết bố mẹ các cháu cũng không biết tiếng Việt. Thế nên, ngoài giờ lên lớp, các cô lại đến nhà các em để "dạy kèm" cho phụ huynh. Các cô cũng thông qua già làng trưởng bản để đưa tiếng Việt vào các buổi sinh hoạt cộng đồng. Bà Hồ Thị Lợi, ở xã Thượng Lộ (Nam Đông), bộc bạch: “Chiều tối, các cô đến tận nhà trò chuyện để tôi nói để tăng vốn tiếng Việt khi trò chuyện với con. Các cô dạy tôi ru con bằng tiếng Việt, nghe làn điệu rất êm tai khiến cháu bé nhà tôi rất thích. Tôi biết nghiêm khắc khi con hư, âu yếm khi các cháu làm nhiều việc tốt”.

Làm sao để các cháu biết dùng lời hay ý đẹp, đúng ngữ cảnh cũng là một trăn trở lớn đối với những người “gùi chữ”. Một trong những cách sáng tạo của các giáo viên mầm non là bất cứ vật dụng, đồ chơi, đồ dùng học tập nào cũng gắn dòng chữ “song ngữ” tiếng Việt và tiếng dân tộc cho trẻ tiện nắm bắt. Các góc hoạt động, đồ chơi, đồ dùng, tranh ảnh, sản phẩm của trẻ đều được sắp xếp sinh động, dán nhãn tiếng Việt. Có những giáo viên đêm về lại đánh vật với con chữ của người dân tộc để hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán của địa phương. Từ đó, nhiều câu chuyện, bài thơ bằng tiếng Việt nhưng lại trở nên gần gũi với cuộc sống hàng ngày khiến các em dễ nhớ, dễ thuộc. Các cô cũng giúp phụ huynh tạo góc học tập cho con bằng ngôn ngữ thuần Việt tại nhà.

Ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, đánh giá: Trong vòng một năm, các cháu mẫu giáo 5 tuổi có khả năng học được từ 300 - 500 từ tiếng Việt. Trẻ chuẩn bị vào lớp một đã sử dụng tốt tiếng Việt trong học tập, vui chơi, mạnh dạn tự tin, khả năng nghe hiểu, giao tiếp đạt trên 95%”. Chia tay các em trong chiều trôi rất khẽ, tôi vẫn nghe văng vẳng tiếng đánh vần trong trẻo, thơ ngây của con trẻ, tiếng hát của cô giáo như hòa quyện, như bản giao hưởng sống động, ngân vang giữa đại ngàn… Nhìn những khuôn mặt sáng bừng của các em tôi càng cảm phục, chính các cô giáo nơi đây đã giúp các em thốt lên "Vừng ơi, mở ra”!

Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020 của UBND tỉnh nêu rõ: Đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Một trong những giải pháp là hỗ trợ các bậc cha, mẹ tăng cường tiếng Việt cho trẻ cũng như bồi dưỡng tiếng Việt cho phụ huynh người dân tộc thiểu số; vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày;

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lần về dấu xưa

Cũng như nhiều dân tộc khác đang sinh sống trên dãy Trường Sơn, cộng đồng người Pa Cô ở huyện A Lưới có nhiều tín ngưỡng độc đáo về văn hóa và tâm linh thờ cúng. Trong tâm thức của đồng bào, những ngôi nhà piing - nhà mồ được dựng lên ngoài để che chắn, tưởng nhớ người đã khuất thì đó còn là nơi lưu dấu những ký ức về tổ tiên, dòng họ.

Lần về dấu xưa
Trẻ dân tộc thiểu số tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt

Sau 1 năm thực hiện kế hoạch số 343/KH-UBND tỉnh về việc thực hiện đề án “Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, đến nay, các trường mầm non có trẻ em người dân tộc thiểu số có đủ các điều kiện để thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, phù hợp theo từng độ tuổi đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường.

Trẻ dân tộc thiểu số tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt

TIN MỚI

Return to top