ClockThứ Bảy, 09/04/2016 23:19

Khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu GISHue trong quy hoạch

TTH - Thiếu thông tin về cơ sở dữ liệu quy hoạch, các ngành chưa có sự phối hợp trong việc xây dựng thông tin quy hoạch là thực trạng trong vấn đề xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Khu đô thị An Cựu City sau một thời gian hoạt động phải xin điều chỉnh quy hoạch

Khó khớp nối giữa các dữ liệu

Thông tin quản lý quy hoạch xây dựng từ lâu được hiểu là những hệ thống thông tin ứng dụng công nghệ GIS vào công tác quản lý thông tin đồ án quy hoạch. Hệ thống này có khả năng trợ giúp chuyên gia quy hoạch quản lý, tra cứu thông tin liên quan đến các vấn đề quy hoạch. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch hướng đến cung cấp một cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch phục vụ công tác quản lý, khai thác, điều hành của các cơ quan nhà nước trong quản lý quy hoạch. Ngoài ra, nó còn cung cấp các chức năng phục vụ nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau, từ quản lý, thu nhận, cập nhật dữ liệu, đến các chức năng như tra cứu, tìm kiếm, khai thác dữ liệu về quy hoạch.

Tuy nhiên, theo T.S Đặng Minh Nam, Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng tỉnh, công tác lập, thực hiện, quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị thường có những tình trạng bất cập, dẫn đến nhiều đồ án, dự án không khả thi hoặc kém hiệu, quả gây lãng phí tiền của, công sức và đôi khi còn gây ra những hậu quả rất khó khắc phục. Trong đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng khi triển khai thi công mới phát hiện ranh giới khu đất trong bản vẽ thiết kế không đúng với hiện trạng thực tế; hệ thống hạ tầng kỹ thuật không kết nối được với hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh. Cụ thể, cao độ san lấp cao hoặc thấp hơn nhiều so với khu vực xung quanh; hướng thoát nước ngược với địa hình và không có điểm xả (không biết thoát đi đâu); không có nguồn cung cấp năng lượng điện, nước. Một vài dự án khác đang thực hiện phải bỏ dở hoặc cắt bớt vì không đủ tài chính.

Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do tư vấn thiết kế dùng các dữ liệu rời rạc, nhiều nguồn cung cấp khác nhau, các dữ liệu này lại không được kiểm soát hoặc thiếu tính pháp lý; công tác khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá, dự báo không tốt; thực hiện công tác quản lý kém…

Xuất phát từ thực tế trên, UBND tỉnh đã có những chỉ đạo liên quan đến việc xây dựng một cơ sở dữ liệu quy hoạch đồng bộ, trên nền dữ liệu bản đồ địa chính hành chính Huế. Theo đó, cần phải có một cơ sở dữ liệu thống nhất dùng chung, cung cấp các thông tin như: địa hình tự nhiên; hệ thống mốc tọa độ, cao độ; hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước…); hệ thống khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư,… liên quan tới khu đất sẽ làm quy hoạch và sau đó cần có một phương pháp quản lý mới, hiện đại đáp ứng được yêu cầu quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch đã thiết kế…

Phối hợp tạo nên khung pháp lý

Thực tế, cơ sở dữ liệu nền địa hình và chuyên đề đã được xây dựng hoàn chỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng lại ở tỷ lệ nhỏ và không được cập nhật liên tục. Sự không thống nhất về hệ quy chiếu, bản đồ nền của các ngành dẫn đến việc không thể chồng ghép các loại bản đồ, các quy hoạch chuyên ngành không khớp nối với nhau. Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành nằm phân tán gây khó khăn trong quá trình tổng hợp. Quá trình ứng dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch vào công tác quản lý điều hành còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Nhân lực cho khai thác, cập nhật, ứng dụng GIS tại địa phương còn thiếu là những khó khăn mà T.S Đặng Minh Nam đưa ra tại cuộc họp bàn về xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh vừa diễn ra.

Theo ông Lê Toàn Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, để đảm bảo tính xác thực cho việc khai thác ứng dụng cơ sở dữ liệu GISHue trong quy hoạch xây dựng cần phải xây dựng được quy trình thống nhất giữa các bản vẽ quy hoạch và cơ sở dữ liệu GISHue và phải có cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định việc số hóa các bản vẽ quy hoạch. Đồng thời, khi đã hình thành cơ sở dữ liệu GISHue về quy hoạch xây dựng phải được cập nhật liên tục, không chỉ đối với các quy hoạch xây dựng mới mà ngay cả những quy hoạch có sự điều chỉnh hay bổ sung quy hoạch.

Tại buổi làm việc với Viện Quy hoạch Xây dựng, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan về xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, cần khẩn trương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu GISHue trong quy hoạch xây dựng để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, người dân.

Theo đó, để đảm bảo khung pháp lý cho việc khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ giao Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh về quy định quản lý quy hoạch trên nguyên tắc tất cả mọi đồ án quy hoạch phải xây dựng trên nền dữ liệu bản đồ địa chính hành chính Huế. Các sở, ngành liên quan cần có sự phối hợp để tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin quy hoạch minh bạch, có tính pháp lý.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất nhiều giải pháp công nghệ để nâng chất hoạt động khám, chữa bệnh

Trong hai ngày (16 - 17/11), tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo “Ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, sở Y tế; một số tổ chức quốc tế và doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Đề xuất nhiều giải pháp công nghệ để nâng chất hoạt động khám, chữa bệnh
Cần có chiến lược xây dựng, quy hoạch cơ sở dữ liệu

Dữ liệu đóng vai trò then chốt để quá trình chuyển đổi số (CĐS) thành công. Trong khuôn khổ Tuần lễ CĐS Huế 2022, xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).

Cần có chiến lược xây dựng, quy hoạch cơ sở dữ liệu
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 25 dịch vụ công thiết yếu

Chiều 18/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 25 dịch vụ công thiết yếu

TIN MỚI

Return to top