Một cách nhìn cuộc đời của Lãng Hiển Xuân
TTH - Lãng Hiển Xuân không phải là cây bút mới, nhưng đến nay anh mới cho công bố cuốn sách đầu tay - tập “Điểm nhìn”, chỉ với 7 truyện ngắn. Sự thận trọng, khiêm tốn của tác giả cùng nhan đề tập truyện gợi nhiều suy nghĩ, có lẽ là sức hút đầu tiên của Điểm nhìn đối với độc giả.
Đối với nhà văn, “điểm nhìn” – nói rõ hơn là cách nhìn cuộc đời của tác giả là một yếu tố quan trọng tạo nên phẩm cách và nét riêng của tác phẩm. “Điểm nhìn”, truyện ngắn được tác giả lấy làm tên cho cả tập sách, là truyện đặc sắc hơn cả, đồng thời thể hiện cách nhìn cuộc đời không hời hợt, cũng không “chụp giật” những chuyện giật gân câu khách rẻ tiền, mà cẩn trọng, tỉ mỉ đi sâu vào lòng người, quan tâm đến những số phận thua thiệt. Có thể nói đó là một cách nhìn đậm chất nhân văn, yếu tố quan trọng đầu tiên của người cầm bút. “Điểm nhìn” có cốt truyện khá đơn giản: Một sinh viên mỹ thuật nghèo, thấy tờ bạc 50 ngàn rơi nơi cổng bệnh viện và cuộc đấu tranh nội tâm diễn ra dai dẳng. “Có nên lấy không? Liệu có ai thấy không?” Rút cục, khi anh cúi nhặt thì có một phụ nữ giành lấy và bảo là của mình. Và thật bất ngờ, mụ ta đã cài bẫy một chỉ vàng giả trong đồng tiền đó… Câu chuyện diễn ra có lẽ chỉ vài chục phút, nhưng độc giả có cảm tưởng như đã “sống” với hai số phận lam lũ – hơn thế, với nhiều số phận, nhờ thủ pháp miêu tả lặp lại nhiều lần cái nhìn của chàng sinh viên nghèo với nhiều đôi chân bụi bặm qua lại nơi đồng tiền bị đánh rơi – những số phận không may mắn ngày ngày phải vật lộn trong cuộc mưu sinh giữa hai bờ thiện-ác. Cả hai nhân vật đều có hành vi đáng trách, nhưng nhờ cách nhìn nhân văn của tác giả, độc giả không căm ghét họ, mà thông cảm và muốn chia sẻ. Có lẽ chính là với tinh thần đó, tác giả dành cho cậu sinh viên một “phần thưởng” vào cuối truyện – bán được bức tranh đầu tiên trong đời, nhờ phút “lóe sáng” kịp bổ sung chi tiết hình tờ bạc 50 ngàn vào góc bức tranh.
![]() |
Tác giả ký tặng sách cho bạn đọc. Ảnh: T.Ninh |
Nhân vật chính trong một số truyện khác cũng là người thua thiệt – thua thiệt và không may mắn vì sống “khác người”, như một “Gàn sĩ” không chịu hy sinh nghệ thuật và làm nô lệ đồng tiền, nhưng đã dám lao vào chặn bọn cướp xe để rồi bị trọng thương. Một lão “nhà thơ” nát rượu, ăn mặc rách rưới lại được sở hữu một tình yêu với những bài thơ đẹp và đã “chết trong sạch sẽ đến bất ngờ”… Tác giả không cao giọng “lên lớp”, cũng tránh được việc phân chia nhân vật “tốt-xấu” một cách đơn giản, hầu hết các truyện trong Điểm nhìn đều viết ở ngôi thứ nhất (“tôi” là một nhân vật trong truyện). Đây là một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo độ tin cậy cho độc giả và cũng là cách tác giả bộc bạch cách nhìn đời của mình, nhờ đó, đã thu hẹp khoảng cách giữa tác giả và độc giả.
- Mặc áo dài đi thăm di tích (05/03)
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3 (04/03)
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour (03/03)
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế (03/03)
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
-
Mặc áo dài đi thăm di tích
- Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
-
Chuyện xôi chè
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương
- Bi kịch từ đâu
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…”
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour
- Mặc áo dài đi thăm di tích